Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG LAM THỤY CHÂU
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, quyết định, bản án được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Những ý kiến, đề xuất khoa học trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân
tôi, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
HOÀNG LAM THỤY CHÂU
6
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật TP.HCM,
Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Luật TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi
được thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, quý cán bộ công tác tại các Tòa án nhân
dân và Ủy ban nhân dân, quý bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, cung cấp tài
liệu khoa học để giúp tôi hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương -
Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM - đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất theo pháp luật Việt Nam đã có nhiều chuyển biến phức tạp. Luận văn
nghiên cứu về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật
Việt Nam” hẳn không tránh khỏi những sơ sót. Kính mong nhận được sự đóng góp,
phản hồi từ quý thầy cô, bạn bè và độc giả để đề tài nghiên cứu này có thể hoàn
thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009
Tác giả luận văn
HOÀNG LAM THỤY CHÂU
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TAND : Tòa án nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
quyền sử dụng đất được xem là hàng hóa có giá trị đặc biệt. Điều 5 Luật Đất đai
năm 1987 “nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới
mọi hình thức”. Đến Luật Đất đai năm 1993, quyền sử dụng đất được phép tự do
chuyển nhượng trên thị trường nên các giao dịch về quyền sử dụng đất có cơ sở
phát triển mạnh mẽ. Từ đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng và
luôn mang đậm tính thời sự.
Theo pháp luật đất đai hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất được giao cho cơ quan hành chính và Tòa án nhân dân. Thực tiễn giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cho thấy hiện tượng nhầm lẫn thẩm quyền, từ
chối, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cơ quan
hành chính và Tòa án nhân dân diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này một phần xuất phát từ khả năng nhận thức và vận dụng pháp luật hạn chế
của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền, một phần do quy định của pháp
luật đất đai hiện nay còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, vướng mắc và bất hợp lý mà
chưa có sự điều chỉnh hoặc sửa đổi bổ sung. Hậu quả, các kết quả giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất sai thẩm quyền phải bị hủy để giải quyết lại làm cho thời
gian giải quyết tranh chấp bị kéo dài, vừa gây tốn công sức của cơ quan nhà nước,
vừa gây mất lòng tin nơi các bên tranh chấp và quần chúng nhân dân.
Để đảm bảo cho hoạt động giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất được
thống nhất và đạt hiệu quả pháp lý cao, cần nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất dưới góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn. “Thẩm
quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam” là đề
tài nghiên cứu có tính cấp thiết trong tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam. Đối với
thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, có các
luận văn thạc sỹ luật học do các học viên của Trường Đại học Luật TP.HCM thực
hiện, gồm: “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án từ thực tiễn tỉnh
Bình Dương” (năm 2005) của Lê Bảo Quân, “Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất tại Tòa án” (năm 2006) Lý Thị Ngọc Hiệp, “Giải quyết tranh chấp đất
đai bằng con đường Tòa án qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng” (năm 2008) của
9
Mai Thị Tú Oanh. Đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại
cơ quan hành chính, có luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thiện Thành (Lớp
Thành ủy khóa 1 - Trường Đại học Luật TP.HCM) về “Giải quyết tranh chấp, khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngoài ra, một số khóa luận cử nhân luật, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành pháp lý cũng có nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi một địa
phương cụ thể hoặc đề cập rất sơ lược về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam mà không có tính chuyên sâu. Sự chuyển biến
của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất qua các thời
kỳ, thực tiễn xác định thẩm quyền, những vướng mắc, chồng chéo phát sinh khi xác
định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp… là những vấn đề chưa được nghiên cứu cụ thể.
Đề tài “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp
luật Việt Nam” sẽ nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận, thực tiễn và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Qua
đó, luận văn sẽ phân tích phương hướng, yêu cầu và những giải pháp hoàn thiện cụ
thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt
Nam.
Để đạt được mục đích đề ra, cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam.
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về việc xác định chủ thể có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam.
- Nêu phương hướng, yêu cầu và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Đề tài giới hạn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi các quy định, thực tiễn áp
dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
10
Phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin: Việc phân tích và đề
xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất theo pháp luật Việt Nam phải trên cơ sở phù hợp với lịch sử hình thành và
phát triển các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Phương pháp lịch sử: Dùng để phân tích quá trình chuyển biến của hệ thống
pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Phương pháp diễn dịch, chứng minh: Dùng để nêu những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
thông qua các vụ việc cụ thể.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất tại cơ quan hành chính và Tòa án nhân dân, luận văn phân tích
tổng hợp, khái quát thành nhóm các vấn đề chính về thực tiễn áp dụng pháp luật khi
xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Phương pháp thống kê: dùng để đưa ra các số liệu nhằm đánh giá tính hiệu quả
của đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất qua các thời kỳ. Thông qua các vụ việc tranh chấp cụ
thể và sinh động trong thực tiễn, luận văn đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về
vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nhìn lại thực tiễn
xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo pháp
luật Việt Nam hiện hành. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một kênh
góp ý, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương, gồm:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất tại Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất.
11
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, pháp luật đất đai Việt Nam có nhiều thay đổi lớn. Điều 5 Luật Đất
đai năm 1987 quy định “nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh
thu tô dưới mọi hình thức”. Đến Luật Đất đai năm 1993, quyền sử dụng đất được tự
do chuyển nhượng trên thị trường nên đã trở thành một loại hàng hóa có giá trị đặc
biệt. Tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn
mạnh chủ trương: “Phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền
sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất…”. Những
chuyển biến này đã tạo điều kiện cho các giao dịch về quyền sử dụng đất có cơ sở
phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng của các tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Tranh chấp quyền sử dụng đất là hiện tượng bình thường trong xã hội, tuy
không mới nhưng vẫn mang tính thời sự. Hiện tượng này đã được pháp luật chính
thức ghi nhận và quy định đường lối giải quyết. Để đảm bảo cho hoạt động giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đạt được sự thống nhất và có hiệu quả pháp lý
cao, cần có sự nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
dưới góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn.
Thuật ngữ “thẩm quyền” trong tiếng Anh là “jurisdiction”, trong tiếng Pháp là
“compétence”. “Jurisdiction” nghĩa là quyền hạn, quyền lực pháp lý, quyền xét xử,
quyền tài phán, phạm vi quyền hạn1
. “Compétence” là quyền của cơ quan nhà nước,
hành chính hay tư pháp, quan chức hành chính hay tư pháp được làm một số việc,
được quyết định và ra một số văn bản về một số vấn đề trong phạm vi được pháp
luật cho phép2
.
Theo cách giải nghĩa tại một số từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền” là “quyền
được quyết định chính thức về một vấn đề gì đó”
3
; là “quyền xem xét để kết luận,
quyết định, định đoạt một vấn đề theo pháp luật, chẳng hạn như thẩm quyền xét xử
1 Nguyễn Văn Khôn (1994), Từ điển Anh Việt hiện đại, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, tr.860. 2 Nguyễn Thanh Bình (2001), “Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành
chính của công dân”, Tạp chí Luật học, (4), 3-8. 3 Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản TP.HCM, tr.1695.