Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG VĂN TÙNG
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG VĂN TÙNG
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Quang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính
của Tòa án nhân dân cấp huyện” là công trình nghiên cứu độc lập của bản
thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu đưa ra
trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc đảm bảo tính
khách quan trung thực.
Tác giả
Trƣơng Văn Tùng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSVN Cộng sản Việt Nam
HCNN Hành chính nhà nước
HĐXX Hội đồng xét xử
HVHC Hành vi hành chính
KKHC Khiếu kiện hành chính
Luật TTHC 2010 Luật tố tụng hành chính (Luật số 64/2010/QH12)
năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2011
Luật TTHC 2015 Luật tố tụng hành chính (Luật số 93/2015/QH13)
năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2016
Nghị Quyết số
01/2015/NQ-HĐTP ngày
15/01/2015
Nghị Quyết số 01/2015/NQ-HĐTP ngày 15/01/2015
của Hội đồng thẩm phán TANDTC sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP
ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC
hướng dẫn một số quy định của Luật Tố tụng hành
chính
Nghị quyết số
02/2011/NQ - HĐTP ngày
29/7/2011
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP, ngày 29/7/2011
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
Pháp lệnh TTGQCVAHC Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
QĐHC Quyết định hành chính
QPPL Quy phạm phạm pháp luật
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTHC Tố tụng hành chính
VAHC Vụ án hành chính
VKSNDTC Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 7
1.1.1. Khiếu kiện hành chính .................................................................. 7
1.1.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân.
............................................................................................................. 10
1.2. Cơ sở xác lập thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của
tòa án nhân dân. ......................................................................................... 17
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết
khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân............................................ 22
1.3.1. Ý thức pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính ............ 22
1.3.2. Ý thức pháp luật của người tiến hành tố tụng hành chính. .......... 23
1.3.3. Hệ thống pháp luật về quản lý hành chính nhà nước .................. 25
1.3.4. Hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án thực
hiện thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính....................................... 26
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU
KIỆN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN............ 28
2.1. Khái lƣợc về sự phát triển của các quy định pháp luật về thẩm
quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân ở nƣớc ta
hiện nay....................................................................................................... 28
2.2. Những quy định pháp luật hiện hành về Thẩm quyền giải quyết
khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện.......................... 32
2.2.1. Thẩm quyền theo loại việc .......................................................... 32
2.2.2. Thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ........... 38
2.2.3. Thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp vừa có khiếu nại vừa
khiếu kiện ..................................................................................................... 42
2.2.4. Thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý vụ án.......................... 44
2.2.5. Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính... 49
2.3. Thực tiễn thi hành thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của TAND
cấp huyện.................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN
HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN CẤP HUYỆN.......................................... 60
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành
chính của Tòa án cấp huyện ...................................................................... 60
3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính
của Tòa án cấp huyện................................................................................. 62
3.3. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện
hành chính của Tòa án cấp huyện............................................................. 63
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính.................................... 63
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết khiếu kiện
hành chính.................................................................................................... 66
3.3.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức Tòa án để bảo đảm độc lập xét xử .. 67
3.3.4. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện hiệu quả
các quy định của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện
hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện................................................. 68
KẾT LUẬN................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách tư
pháp trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm của hoạt động tư pháp và xét
xử trong đó có xét xử hành chính là trọng tâm của hoạt động tư pháp đang là
nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2006 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 đã chỉ rõ: “mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu
kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính
tại Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, đảm bảo sự
bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.
Luật tố tụng hành chính năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2011 có nhiều điểm đổi mới cơ bản so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính theo hướng chủ đạo là: bảo đảm quyền khởi kiện; mở
rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính (KKHC) của Tòa
án và nâng cao hiệu lực, hiệu quả các phán quyết của Tòa án. Điều này đã góp
phần tạo ra cơ chế hữu hiệu hơn góp phần nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức khi quyền lợi của họ bị xâm phạm bởi các
quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) của các cơ quan
công quyền.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử hành chính trong những năm qua cho thấy
chất lượng giải quyết KKHC của Tòa án cấp huyện nhìn chung còn thấp, chưa
tạo được sự tin cậy cao đối với người khởi kiện. Đại bộ phận các Thẩm phán
cấp huyện còn thiếu chuyên môn sâu, thường gặp khó khăn trong giải quyết
KKHC do thiếu kiến thức pháp luật về quản lý nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng giải quyết KKHC. Tính độc lập của Tòa án khi giải quyết
KKHC chưa thực sự được bảo đảm, Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử hành
chính vẫn còn nhiều e ngại khi thực hiện việc giải quyết khiếu kiện hành chính.
Những hạn chế, bất cập nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng và thực hiện
2
pháp luật đặc biệt là các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết KKHC
của các Tòa án nói chung và Tòa án cấp huyện nói riêng. Về mặt lý luận, hiện
nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ
thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về thẩm quyền giải quyết
KKHC của Tòa án nhân dân cấp huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có
hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan để tìm ra giải pháp hoàn
thiện quy định pháp luật và thực hiện hiệu quả thẩm quyền giải quyết KKHC
của TAND cấp huyện ở nước ta là việc làm cần thiết.
Trên cơ sở nhận định và đánh giá như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân cấp
huyện” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thẩm quyền giải quyết KKHC của Tòa án nói chung, Tòa án cấp huyện
nói riêng là một trong những khía cạnh quan trọng của tố tụng hành chính nên
đã có nhiều học giả, người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên cứu ở
những phạm vi, mức độ, các khía cạnh khác nhau. Những công trình nghiên
cứu này phải kể đến:
Thứ nhất, nhóm các bài viết trong các tạp chí khoa học chuyên ngành
luật, tiêu biểu là:
- Đặng Xuân Đào (2002), “Về quyền hạn của Tòa án khi giải quyết một
vụ án hành chính cụ thể”, Tập san Người bảo vệ công lý (6).
- Vũ Thư (2003), “Một số khía cạnh của việc nâng cao hiệu suất hoạt
động của Tòa Hành chính trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (8).
- Trần Kim Liễu (2004), “Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử của Toà
án nhân dân”, Tạp chí khoa học pháp lý, (2).
- Nguyễn Cửu Việt, Nguyễn Như Phát, Nguyễn Thị Việt Hương đồng
chủ biên (2010), "Vấn đề đổi mới hệ thống cơ quan tài phán hành chính ở
Việt Nam hiện nay” trong sách "Tài phán hành chính trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay", Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.