Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay đã tạo điều kiện cho các ngành kinh
tế Việt Nam biến đổi và phát triển mạnh mẽ. Hòa chung với xu thế hội nhập toàn cầu, thị
trường tài chính trên thế giới cũng như Việt Nam ngày càng trở nên sôi động, mang tính
toàn cầu hóa cao độ. Bên cạnh đó tác động từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà khởi
nguồn từ Mỹ cũng đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của nhiều nước. Sự biến mất của
Lehman Brother, Northern Rock, Bear Steams, Bradford & Bingley… khiến cả thế giới
kinh ngạc, nhưng vượt lên trên sự tàn phá của cuộc khủng hoảng, nhiều Ngân hàng và
các Tổ chức Tài chính vẫn thể hiện được chức năng điều tiết luồng tiền trong lưu thông,
năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình, đứng vững trên thị trường.
Hoạt động của các Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng, có
sự cải tiến và cải thiện cả về số lượng và chất lượng hoạt động của mình. Bên cạnh
những thành công đạt được thì trong xu thế hội nhập toàn cầu, các Ngân hàng Việt Nam
đang phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó là
các rủi ro có thể gặp phải do biến động tỷ giá, rủi ro chính sách, cơ chế quản lý… đã và
đang làm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chưa cao.
Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn là một hoạt động giữ vai trò quan trọng
giúp các Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ vốn đúng đắn cho chủ đầu tư và dự án. Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thẩm định tại các Ngân hàng còn tồn tại
những hạn chế nhất định. Việc nhìn nhận lại những hạn chế và đưa ra những giải pháp
khắc phục đang là vấn đề đặt ra với Ngân hàng và các cơ quan chức trách có liên quan.
Trong thời gian thực tập tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
cùng các cô chú, anh chị tại Phòng Thẩm định SGD 3 – BIDV, em xin đưa ra một số ý
kiến nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của Sở mà trọng tâm là hoạt
động thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn trong đề tài chuyên đề tốt nghiệp của
mình: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em
rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn để em tiếp tục hoàn
thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp của em gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch
3 – BIDV
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác thẩm định tài
chính dự án tại SGD 3 – BIDV
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng
dẫn và các cô chú, các anh chị Phòng Thẩm định đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN
TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGD 3 - BIDV
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch 3 – BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, lịch sử
hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành là cả một chặng đường đầy gian nan và thử thách
nhưng cũng rất đỗi hào hùng gắn liền với từng thời kì lịch sử đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ
hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ công nhân viên của BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình – là người xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu
tư phát triển của đất nước.
Qua hơn 50 năm hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng
thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia và góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của công nghệ và tri thức, Ngân hàng BIDV
đang trên con đường trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước,
trong khu vực và trên thế giới.
Sau khi dự án “Tài chính Nông thôn I” do WB tài trợ tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam có giá trị 113 triệu USD theo khoản tín dụng số 2855 – VN được thực hiện
thành công, kết thúc giai đoẠn rút vốn và giải ngân ngày 31/12/2001. WB đã quyết định
sẽ tiếp tục tài trợ cho chính phủ Việt Nam các khoản tín dụng để phục vụ cho quá trình
cải thiện tình hình tài chính ở khu vực nông thôn. Trong khoảng thời gian này, hệ thống
NHTM Việt Nam có những bước tiến mới, xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ đa
dạng, tiện ích diễn ra nhanh chóng. Cùng thời gian này là sự xuất hiện của nhiều Ngân
hàng mới, quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp.
Từ thực tế diễn ra như trên, ngày 18/4/2002 theo yêu cầu của WB, Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định 285/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho Ngân hàng BIDV đóng vai
trò là chủ đầu tư Dự án tín dụng quốc tế lớn phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt
Nam, hoạt động với tư cách là Ngân hàng thực hiện phục vụ dự án.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Cùng với quyết định của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ra
quyết định 617/QĐ-NHNN ngày 14/6/2002 về việc bàn giao nhiệm vụ của Dự án Tài
chính Nông thôn I do Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế của NHNN sang cho
BIDV.
Trên cơ sở đó, để triển khai hoạt động ngân hàng phục vụ cho 2 dự án TCNT I và
II, Sở Giao dịch 3 đã được thành lập tại quyết định số 39/QĐ-HĐQT ngày 1/7/2003 của
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với mục đích chính:
- Tiếp nối thực hiện dự án TCNT I
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ với vai trò là Ngân hàng phục vụ có hiệu quả dự
án TCNT II
- Đảm nhận chức năng đại lý ủy thác của BIDV
Sở Giao dịch 3 là một đơn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, được tổ chức và hoạt động như một chi nhánh cấp I trong hệ thống, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối kế toán và con dấu riêng. Do đặc thù trong
hoạt động, Sở Giao dịch 3 được quyền độc lập cao hơn các chi nhánh khác là được
quyền giao dịch trực tiếp với các đối tác nước ngoài và các định chế tài chính trong nước
mà đặc biệt là Bộ Tài chính.
Mặc dù mới đi vào hoạt động trong vòng 6 năm, kinh nghiệm còn chưa nhiều
song trong những năm tới SGD 3 sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu không ngừng để trở thành
Sở giao dịch hiện đại của một tập đoàn Tài chính Ngân hàng hùng mạnh – BIDV.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của SGD trong những năm gần đây
Ngay từ những năm đầu mới đi vào hoạt động, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn
song SGD 3 đã tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực thực hiện trọng trách là Ngân hàng phục
vụ có hiệu quả các dự án TCNT. Bằng những giải pháp cụ thể, triệt để, đồng bộ và toàn
diện, sau hơn 6 năm hoạt động SGD 3 đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao,
các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều vượt mức đặt ra. Cụ thể như sau:
4
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động huy động vốn của SGD 3 – BIDV
Đơn vị : Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm-SGD3)
Do nhiệm vụ đặc thù của Sở Giao dịch 3 là tiếp cận và thu hút các nguồn vốn
ODA về Ngân hàng BIDV, do vậy công tác huy động vốn tại Sở rất được chú trọng bởi
nguồn vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến tồn tại và hoạt động của một ngân hàng
nói chung, SGD3 – BIDV nói riêng. Vì vậy, SGD 3 rất quan tâm đến quy mô huy động,
đối tượng huy động cũng như cơ cấu huy động vốn.
- Về quy mô vốn: Từ 2006 đến tháng 6/2009 tổng tài sản nợ của Sở liên tục gia
tăng. Cuối 2006 tài sản nợ của Sở là 12159 tỷ đồng thì cuối 2008 con số này là 16866 tỷ
đồng và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009 đã là 10125 tỷ đồng. Trong đó tỷ trọng nguồn
vốn huy động trung và dài hạn đạt tới 68.8% tổng vốn huy động. Điều này tạo điều kiện
Chỉ tiêu – tiêu chí Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
6 tháng
đầu năm
2009
A- Tài sản nợ 12519 14198 16886 10125
I/ HUY ĐỘNG 3636 3651 4645 2728
1.Tiền gửi của Cá nhân, tổ chức KT, tổ
chức TC
3636 3585 4566 2683
2.Tiền gửi của KBNN và TCTD 0 66 79 45
II/ VỐN VAY 835 828 1065 584
1.Vay BIDV H.O 506 466 438 312
-Đường 18B 506 451 397 287
-Vay hạn mức thấu chi 0 15 41 25
2.Vay NHNN 154 145 212 138
3.Vay thông thường 173.5 214.5 411.8 132.3
4.Vay tổ chức tín dụng 1.5 2.5 3.2 1.7
III/NHẬNVỐN UTĐT 8048 9719 11176 6813
1.Nhận vốn ODA 3872 5143 6628 3781
2.Nhận vốn dự án TCNT 4176 4576 4548 3032
- DA TCNT I 1254 1227 1198 788
- DA TCNT II 2922 3349 3199 2120
- DA TCNT III 0 0 151 234
5
Chuyên đề tốt nghiệp
thuận lợi cho Sở Giao dịch 3 chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình và kịp thời
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Về đối tượng huy động vốn: do SGD 3 có đặc thù trong hoạt động là đảm nhận
chức năng đại lý ủy thác của BIDV, do vậy SGD 3 tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt
đẹp và đa dạng với Vụ tài chính đối ngoại, Vụ tài chính ngân hàng, góp phần tăng
trưởng huy động vốn và hợp tác toàn diện của BIDV.
Tuy nhiên, hiện nay số dư tiền gửi của các đối tượng khách hàng này chiếm tỷ
trọng lớn trong huy động vốn của Sở giao dịch, nếu rút vốn ra hàng loạt với số lượng
tương đối lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn vốn của Sở. Vì vậy để có một nguồn
vốn tốt và ổn định lâu dài thì Sở cần mở rộng và đa dạng hóa danh mục khách hàng.
Trong số khách hàng là tổ chức kinh tế tại Sở giao dịch hiện nay phần lớn là các
Ban quản lý dự án, hoạt động của các Ban quản lý dự án này có thể sẽ dừng lại khi dự án
kết thúc. Vì vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức được kiện toàn, Sở
đang tiếp cận huy động vốn từ các doanh nghiệp hoạt động thương mại và trong dân cư.
Cùng với đó các sản phẩm dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng này sẽ được đa dạng
hóa hơn nữa và được ưu tiên triển khai. Tuy nhiên do kế hoạch này mới được phổ biến
một cách sâu rộng nên tỷ trọng huy động vốn từ dân cư chỉ chiếm một tỷ trọng tương
đối nhỏ (dưới 2% tổng vốn huy động).
- Về cơ cấu huy động vốn: Sở huy động từ tổ chức tài chính đạt 3636 tỷ VND
quy đổi năm 2006, năm 2008 là 4566 tỷ VND chiếm 81.8% tổng vốn huy động. Vốn huy
động VND chiếm tới 75.7% tổng nguồn huy động từ tổ chức tài chính, tiền gửi từ các tổ
chức tài chính này hoàn toàn là tiền gửi có kì hạn, trong đó tiền gửi trên 12 tháng chiếm
tới 82%. Có thể thấy với nguồn tiền gửi có kì hạn với số lượng lớn như trên Sở hoàn
toàn có thể lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và tránh được những rủi ro
bất thường có thể xảy ra đối với nguồn vốn dự trữ của Sở.
1.1.2.2. Hoạt động đầu tư và cho vay
* Hoạt động đầu tư tài chính:
Hoạt động đầu tư tài chính trong những năm qua không phải là lĩnh vực mà Sở
Giao dịch 3 đặt trọng tâm, một phần là do đặc thù hoạt động của Sở chủ yếu là đại lý ủy
thác của Ngân hàng BIDV và tiếp nhận các khoản vốn vay ODA. Đầu năm 2008 Sở
6
Chuyên đề tốt nghiệp
trình Hội sở chính cho phép tham gia hợp tác đầu tư góp vốn tại một số định chế tài
chính, dự án khả thi.
* Hoạt động đầu tư tiền gửi:
Sở Giao dịch 3 trong những năm qua đã cố gắng tận dụng tối đa phần vốn tạm
thời nhàn rỗi trên cơ sở trích đủ dự trữ bắt buộc và luôn đảm bảo khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, chỉ từ năm 2007 trở đi, khi mà hoạt động của một NHTM được Sở triển khai
thì hoạt động này mới được chú trọng hơn. Năm 2008 số dư tiền gửi của Sở là 4961 tỷ
VND, giảm 52.8 tỷ VND so với năm 2007.
* Hoạt động cho vay thương mại:
Năm 2008 Sở Giao dịch 3 đạt dư nợ thương mại gần 1000 tỷ VND, tỷ lệ cho vay
trung và dài hạn trên tổng dư nợ vay là 79%.
Sở Giao dịch 3 hướng tới các nhóm khách hàng mục tiêu:
- Ban Quản lý dự án, tổng công ty, tập đoàn lớn hiện nay đang giao dịch và có
quan hệ với Sở.
- Các khách hàng sử dụng nguồn ODA và các đối tác thực hiện các dự án có
nguồn ODA do SGD phục vụ và giải ngân.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quy mô
lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp có thành tích xuất nhập khẩu, nộp thuế, hàng Việt
Nam chất lượng cao, Sao vàng đất Việt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trụ sở đăng kí tại Hà Nội có nhu cầu sử dụng
nguồn vốn đặc thù của Sở Giao dịch đang quản lý.
* Cho vay các dự án Tài chính Nông thôn:
Sở Giao dịch 3 thực hiện tốt vai trò bán buôn dự án TCNT, triển khai nhanh,
mạnh, đồng bộ cấu phần của dự án TCNT, đồng thời tích cực tiếp nhận và giải ngân dự
án TCNT III.
- Cho vay Dự án TCNT I:
+ Hạn mức tín dụng dự án TCNT I từ 1198 tỷ VND lên 1227 tỷ VND, tăng 29
tỷ VND so với năm 2007.
+ Thực hiện tốt công việc thu nợ và cho vay từ Quỹ Quay vòng RDFI và FRD
đối với các khoản vay hợp lệ, đảm bảo dư nợ bình quân đạt 1055 tỷ VND, giảm 31 tỷ so
với năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
- Cho vay Dự án TCNT II:
+ Tăng 26 tỷ VND hạn mức tín dụng cấp cho Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Nâng hạn mức tín dụng của dự án TCNT II cấp cho các định chế tài chính lên
tới 3473 tỷ VNĐ.
+ Tổng hạn mức tín dụng cấp cho các PFI trong cả hai dự án TCNT I và II là
4763 tỷ VNĐ.
- Cho vay dự án TCNT III: đạt dư nợ là 151 tỷ VNĐ năm 2008 và 234 tỷ VNĐ 6
tháng đầu năm 2009. Đẩy nhanh giải ngân dự án TCNT III trong thời gian tới.
* Cho vay đại lý ủy thác:
- Sở Giao dịch 3 là đầu mối quản lý hoạt động dịch vụ đại lý ủy thác của toàn
ngành, từ năm 2003 tới đầu năm 2009 Sở luôn giữ vững và tăng trưởng thị phần so với
tổng vốn tài trợ ủy thác qua kênh NHTM. Tiếp nhận thêm dự án mới trị giá 1.5 tỷ USD
vốn cam kết theo các Hiệp định được ủy thác qua BIDV.
- SGD 3 thu nợ năm 2008 đạt 300 tỷ VNĐ, giải ngân thêm từ các dự án đang
phục vụ 1100 tỷ VNĐ, dự án mới khoảng 200 tỷ VNĐ, đưa dư nợ ủy thác đại lý lên
6813 tỷ VNĐ vào cuối tháng 6 năm 2009.
1.1.2.3. Các hoạt động khác
* Dự trữ thanh toán:
- Dự trữ thanh toán của Sở Giao dịch 3 năm 2008 giảm 280 tỷ VNĐ tương đương
với 3.8% so với năm 2007. Từ năm 2007 trở về trước mức dự trữ thanh toán của Sở
tương đối ổn định khoảng gần 1000 tỷ VNĐ tại mỗi thời kì.
- Duy trì tiền gửi thanh toán tại Hội sở chính khoảng 215 tỷ VNĐ nhằm đảm bảo
đủ dự trữ thanh toán bắt buộc theo quy định của Hội sở chính.
* Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ:
- Hoạt động thanh toán tiếp tục hỗ trợ hoạt động của các dự án, từng bước đa
dạng hóa đối tượng khách hàng và loại hình dịch vụ.
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tốt nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ cho hoạt động
của dự án TCNT II, phục vụ cho các khách hàng ODA theo chỉ định và mở rộng hơn đối
tượng khách hàng thương mại. Trong đó hướng tới đối tượng khách hàng là doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, một số định chế tham gia dự án TCNT.
8