Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo dòng và xác định trình tự cDNA mã hóa Protein Antivirus liên quan đến cơ chế kháng virus ở Tôm sú (Penaeus Monodon)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 161 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161 http://www.lrc-tnu.edu.vn
TẠO DÕNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ cDNA MÃ HÓA PROTEIN
ANTIVIRUS LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ KHÁNG VIRUS Ở TÔM SÖ
(PENAEUS MONODON)
Hoàng Thị Thu Yến1
, Kim Thị Phương Oanh2
,
Phạm Anh Tuấn3
, Nông Văn Hải2
1 Đại học Thái nguyên; 2 Viện Công nghệ sinh học - Viện KHCN Việt Nam
3 Tổng Cục Thủy Sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
TÓM TẮT
Các bệnh gây ra do virus là thách thức lớn nhất đối với nghề nuôi tôm trên toàn thế giới, đặc biệt
là bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (White Spots Syndrome Virus- WSSV). Hiện nay vẫn
chƣa có biện pháp để kiểm soát WSSV khi dịch bệnh tôm xảy ra. Do đó, các gen thực hiện chức
năng liên quan đến khả năng miễn dịch của tôm đƣợc đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Trong đó
antivirus là gen đầu tiên liên quan đến khả năng kháng virus gây hội chứng đốm trắng đã đƣợc
công bố ở tôm sú (PmAV). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định
trình tự cDNA đầy đủ mã hóa protein antivirus PmAV. Gen antivirus có chiều dài 513 bp, mã hóa
cho 170 amino acid. Kết quả so sánh trình nucleotide của gen antivirus cho thấy không có sự sai
khác về trình tự nucleotide so với trình tự gen PmAV đã công bố trên GenBank (mã số GenBank
tƣơng ứng: AY302750, DQ641258 và HM034318). Trình tự gen PmAV của chúng tôi phân lập đã
đƣợc đăng ký trên GenBank với mã số HQ662559. Đoạn cDNA mã hóa antivirus mà chúng tôi
phân lập đƣợc là nguyên liệu có thể phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ
chức năng của protein này.
Từ khóa: Tôm sú, gen liên quan đến virus gây bệnh đốm trắng, gen liên quan đến miễn dịch, gen
liên quan đến kháng khuẩn, antivirus gen, hội chứng đốm trắng.
MỞ ĐẦU*
Nƣớc ta có diện tích mặt nƣớc ngọt, lợ và
biển khá lớn, bao gồm các sông, suối, ao hồ
và gần 2000 km bờ biển với thành phần giống
loài thủy sản phóng phú là tiềm năng to lớn
để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tôm sú là
đối tƣợng nuôi phổ biến ở các vùng nƣớc lợ,
mặn trên toàn quốc. Nghề nuôi tôm ở nƣớc ta
là một thế mạnh của thuỷ sản. Theo Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), năm 2010 lần đầu tiên xuất khẩu
tôm của Việt Nam vƣợt con số 2 tỷ USD, với
241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lƣợng và
24,4% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675
tỷ USD của năm 2009, diện tích nuôi tôm sú
cả nƣớc đạt 613.718 ha, giá trị xuất khẩu tôm
sú ƣớc đạt 1,45 tỷ USD. Việt Nam đã trở
thành một trong năm quốc gia xuất khẩu tôm
lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở nƣớc ta cũng nhƣ
các nƣớc trên thế giới đã gặp nhiều khó khăn
do tôm bị nhiễm vi khuẩn và virus. Đặc biệt,
bệnh do WSSV đã gây nên sự thiệt hại lớn về
kinh tế [1], [5]. Hiện nay vẫn chƣa có biện
phát để kiểm soát WSSV khi dịch bệnh tôm
*
Email: [email protected]
xảy ra. Do đó, nghiên cứu khả năng miễn dịch
của tôm đƣợc đặc biệt quan tâm. Gần đây, đã
có một số nghiên cứu về các protein/gen có
liên quan đến các phản ứng của vật chủ đối
với một số loại virus phổ biến nhƣ: virus gây
bệnh đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh đầu
vàng (YHV) và Taura virus [2]. Tuy nhiên, cơ
chế phân tử của các phản ứng miễn dịch ở
tôm đối với virus thì vẫn chƣa đƣợc sáng tỏ.
Năm 2003, Luo và đồng tác giả đã phân lập
gen kháng virus đầu tiên từ tôm sú nhiễm
WSSV (kí hiệu PmAV). cDNA của gen này
có chiều dài 513 bp, mã hóa cho 170 amino
acid. PmAV tái tổ hợp đƣợc tạo ra ở E. coli
và cũng đƣợc chứng minh có chức năng
kháng virus [4]. Sau đó, cấu trúc genome,
hoạt tính promoter của gen PmAV và sơ lƣợc
sự biểu hiện của gen này ở cả tôm thƣờng và
tôm nhiễm virus đã đƣợc nghiên cứu [3].
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành
phân lập gen AV từ tôm sú Việt Nam nhiễm
WSSV phục vụ cho việc nghiên cứu cấu trúc
và chức năng của protein này.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
Nguyên liệu