Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo dòng và xác định trình tự cDNA mã hóa Peptid kháng khuẩn tương tự Crustin ở Tôm sú ( penaeus monodon)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 87 - 92
87
TẠO DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ cDNA MÃ HÓA PEPTID
KHÁNG KHUẨN TƯƠNG TỰ CRUSTIN Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)
Hoàng Thị Thu Yến
1*, Kim Thị Phương Oanh2
,
Phạm Anh Tuấn
3
, Nông Văn Hải
2
1 Đại học Thái Nguyên
2 Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3 Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
TÓM TẮT
Peptid kháng khuẩn (Antimicrobial peptide - AMP) được tìm thấy ở hầu hết các sinh vật sống, có vai
trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên và thực hiện chức năng như là hàng rào đầu tiên chống lại
các vi sinh vật xâm nhiễm. AMP cung cấp một lựa chọn tốt để phòng và trị các bệnh vi khuẩn truyền
nhiễm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tạo dòng và xác định trình tự cDNA mã hóa peptid
kháng khuẩn tương tự crustin (Crustin - like antimicroial peptide). Gen mã hóa peptid kháng khuẩn
tương tự crustin có chiều dài 426 bp, mã hóa cho 141 amino acid. Kết quả so sánh trình tự nucleotid
của gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin ở tôm sú cho thấy không có sự sai khác so với
trình tự đã công bố có mã số EF654659. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có 5 vị trí sai khác nucleotid so
với trình tự công bố với mã số FJ539178: 91 G → C; 291 T → A; 311 G → A; 338 C → A và 342 C
→ A, sự sai khác trình tự nucleotid này dẫn đến sự sai khác trình tự amino acid ở 5 vị trí: 35 V → L;
108 D → E; 112V → I; 124 T → N; 125 D → E. Điểm đáng lưu ý là trình tự nucleotid của gen mã
hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin này không có đoạn trình tự từ 128-142
(TTCCTGGAGTTGGAG). Trình tự gen mã hóa peptid kháng khuẩn tương tự crustin phân lập từ
tôm sú Việt Nam được đăng ký trên GenBank với mã số HQ662560. Đoạn cDNA mã hóa peptid
kháng khuẩn mà chúng tôi phân lập được là nguyên liệu tốt phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo
nhằm làm sáng tỏ chức năng của peptid kháng khuẩn này.
Từ khóa: Tôm sú, Penaeus monodon, miễn dịch, crustin, peptid kháng khuẩn.
MỞ ĐẦU
*
Peptid kháng khuẩn (AMPs) là một đoạn
peptid hoặc protein nhỏ có độ dài phân tử
thấp khoảng 15-100 amino acid, chúng khác
nhau về trình tự và cấu trúc. Các AMP được
tìm thấy ở hầu hết các sinh vật sống, có vai
trò quan trọng trong hệ miễn dịch tự nhiên và
thực hiện chức năng như là hàng rào đầu tiên
chống lại các vi sinh vật xâm nhiễm [3], [5].
Hiện nay, để xử lý tác nhân gây bệnh là vi
khuẩn ở tôm, thuốc kháng sinh và hóa chất là
phương pháp chính được sử dụng. Tuy nhiên,
hạn chế của phương pháp này là chi phí mua
thuốc lớn, tồn dư kháng sinh có thể đe dọa
đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến môi
trường, đồng thời xuất hiện các mầm bệnh
kháng thuốc và chúng có thể lây nhiễm cho
con người [9].
*
Tel: 0912. 896. 298; Email: [email protected]
Các AMP ở tôm được tổng hợp đầu tiên ở tế
bào máu và giải phóng để đáp ứng lại sự lây
nhiễm. Mô hình biểu hiện khác nhau của các
AMP đã được đánh giá kết hợp với sự kích
thích của nhiều nguồn bệnh. AMP có 3 họ
peptid đại diện chính là: Penaeidin, crustin và
yếu tố kháng khuẩn (ALF - antilipopolisaccharid factor). Phân tích trình tự
nucleotid và amino acid đã phát hiện mỗi họ
AMP của tôm có sự đa dạng về trình tự và có
nhiều loại isoform, nhóm nhỏ. Hoạt tính sinh
học của các AMP ở mỗi họ của tôm cũng
được mô tả trong in vitro và in vivo khi
nghiên cứu sử dụng các protein và peptid tái
tổ hợp của chúng [9]. Ngoài ra, AMP khác
được tìm thấy ở tôm có nguồn gốc từ
hemocyanin, đoạn trình tự đầu C có hoạt tính
kháng nấm. Tuy nhiên, cơ chế mà
hemocyanin được phân tách và hoạt hóa vẫn
chưa rõ ràng [4].