Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng Cường Liên Kết Trong Sản Xuất Ngô Sinh Khối Trên Địa Bàn Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN CƯỜNG
TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NGÔ SINH
KHỐI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH
Hà Nội, 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội , ngày tháng 5 năm 2022
Tác giả
Ngô Văn Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải Ninh
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô Trường
Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng ban chuyên môn và UBND huyện Đà
Bắc giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin trong quá trình thực
hiện luận văn trên địa bàn huyện.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện.
Do thời gian quá trình nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh
khỏi thiếu sót và sơ xuất. Tôi rất mong nhân được sự đóng góp của các quý
thầy, cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
Tác giả
Ngô Văn Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP......................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất nông nghiệp.......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ...................................................... 5
1.1.2. Vai trò và nguyên tắc liên kết trong sản xuất nông nghiệp ........ 10
1.1.3. Sự cần thiết phát triển liên kết trong sản xuất nông nghiệp....... 15
1.1.4. Nội dung của liên kết trong sản xuất nông nghiệp ..................... 19
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp 28
1.1.6. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất ngô sinh khối.................... 34
1.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất nông nghiệp..................... 35
1.2.1. Kinh nghiệm huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang.................... 35
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ............ 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 39
2.1. Đặc điểm của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..................................... 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 39
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế – xã hội....................................................... 46
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Đà Bắc ảnh hưởng đến phát triển vùng nguyên liệu ngô sinh khối................ 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 50
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .................................... 50
iv
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu........................................ 50
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................... 52
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn......... 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 55
3.1. Thực trạng Liên kết sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình ............................................................................................ 55
3.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.......................................................................... 55
3.1.2. Các tác nhân tham gia trong liên kết sản xuất ngô sinh khối .... 57
3.1.3. Hình thức và phương thức liên kết sản xuất ngô sinh khối ........ 60
3.1.4. Nội dung và cơ chế liên kết trong sản xuất ngô sinh khối.......... 64
3.1.5. Kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết sản xuất ngô sinh khối .. 68
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên
địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình....................................................... 76
3.2.1. Pháp luật, chính sách và các quy định của Nhà nước đối với địa
phương .................................................................................................. 76
3.2.2. Nguồn lực của nông hộ............................................................... 78
3.2.3. Nguồn lực của Doanh nghiệp ..................................................... 80
3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương và các tác nhân khác........ 82
3.2.5. Đặc điểm tự nhiên của vùng ....................................................... 85
3.2.6. Thị trường và rủi ro thị trường................................................... 85
3.2.7. Về nhận thức của hộ nông dân về mức độ tín nhiệm với doanh
nghiệp............................................................................................................ 86
3.2.8. Đánh giá một số đặc điểm, rủi ro, nhận thức của người dân trong
chuỗi liên kết ......................................................................................... 87
3.3 Đánh giá chung về liên kết sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 87
3.3.1 Những mặt đạt được..................................................................... 87
v
3.3.2 Những hạn chế ............................................................................. 90
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế................................................. 90
3.4. Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối khối trên
địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình....................................................... 91
3.4.1. Định hướng liên kết sản xuất ngô sinh khối khối trên địa bàn
huyện Đà Bắc ........................................................................................ 91
3.4.2. Một số giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô sinh
khối khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình........................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CN Công nghiệp
DV Dịch vụ
DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
HĐ Hợp đồng
HQKT Hiệu quả kinh tế
ND Nông dân
NĐ–CP Nghị định – Chính phủ
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NK Nhập khẩu
PGĐ Phó giám đốc
QH Quốc hội
QĐ/ KKT Quyết định/ Khu kinh tế
QĐ/ TTg Quyết định/ Thủ tướng chính phủ
SL Số lượng
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TTDVNN Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ Việt Nam đồng
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Chỉ tiêu khí hậu thời tiết từng tháng trên địa bàn huyện................ 41
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Đà Bắc ............................................. 43
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành của huyện Đà Bắc .......... 46
Bảng 2.4. Số lượng điều tra phỏng vấn........................................................... 52
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất ngô lấy hạt huyện Đà Bắc................................ 55
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất ngô sinh khối huyện Đà Bắc............................ 56
Bảng 3.3. Thông tin chung về hộ điều tra....................................................... 58
Bảng 3.4. Nội dung liên kết và trách nhiệm của trưởng thôn và nông dân .... 65
Bảng 3.5. Tình hình liên kết chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất ngô sinh
khối tại huyện Đà Bắc ..................................................................................... 67
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện cung ứng vật tư của doanh nghiệp (n = 90)...... 68
Bảng 3.8. Số lớp và số người tham gia chuyển giao kỹ thuật của doanh nghiệp .. 70
Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của hộ sử dụng đầu vào hỗ trợ từ
mối liên kết (n = 90)........................................................................................ 71
Bảng 3.10. Tình hình liên kết trong cung ứng dịch vụ của trưởng nhóm với
nông dân (n =90)............................................................................................. 72
Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng nhu cầu chuyển giao kĩ thuật của hộ liên kết (n =
90).................................................................................................................... 73
Bảng 3.12. Nguồn mua phân bón của các hộ trồng ngô sinh khối ................. 75
Bảng 3.13. Nguồn mua thuốc BVTV của các hộ trồng ngô sinh khối (n = 90)..... 76
Bảng 3.14. Các chính sách về sản xuất nông nghiệp được triển khai tại địa
phương (n = 135)............................................................................................. 77
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá về tiềm năng nguồn lực của Doanh
nghiệp (n = 135).............................................................................................. 80
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát đánh giá về vai trò của chính quyền địa phương
và các tác nhân khác (n = 135)........................................................................ 82
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát đánh giá về đặc điểm, rủi ro, nhận thức của
người dân trong chuỗi liên kết (n = 135) ........................................................ 87
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình ........................................... 39
Hình 3.1. Vai trò của các tác nhân tham gia liên kết sản xuất ngô sinh khối
trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ..................................................... 57
Hình 3.2. Khái quát các phương thức liên kết trong sản xuất ngô sinh khối ở
huyện Đà Bắc .................................................................................................. 63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Lao động nông thôn,
nhất là khu vực miền núi là lực lượng dồi dào, vì vậy xây dựng các mô
hình kinh tế ở khu vực này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế quê hương.
Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh đặc biệt là
chăn nuôi bò thịt và bò sữa, tổng số lượng đàn bò thịt hiện nay là 5.640.730
con, bò sữa là 321.232 con (theo thống kê của cục chăn nuôi năm 2019) và số
lượng có xu hướng tăng lên hàng năm.
Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các
cây lương thực, ngô là thành phần chính trong thức ăn chăn; cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiêp, đặc biệt là công nghiệp chế biến như: Công
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, sản xuất
thực phẩm chức năng, ngoài ra cây ngô còn là thức ăn xanh trực tiếp cho các
gia súc lớn như trâu, bò, dê, cừu... với vai trò như vậy, cây ngô đã trở thành
một trong những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao của người dân
hiện nay, nhất là vùng núi cao như địa bàn huyện Đà Bắc. Trồng ngô sinh
khối có ưu điểm hơn rất nhiều so với trồng ngô lấy hạt, đó là lợi thế về thời
gian canh tác, chi phí, lao động... Nếu ngô lấy hạt mất gần 4 tháng mới cho
thu hoạch, ngô sinh khối chỉ cần gần 3 tháng. Người dân có thể trồng được 3
vụ/năm. Ngoài ra, các chi phí về vật tư, lao động cũng giảm đáng kể.
Do vậy, trồng ngô sinh khối có hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần so với trồng
ngô lấy hạt. Kỹ thuật trồng và chế biến ngô sinh khối rất đơn giản, đó là
2
người dân trồng cây ngô như bình thường, sau đó thu hoạch, cắt nhỏ và mang
đi ủ ướp. Quá trình này không phải cho thêm bất kỳ chất phụ gia nào khác.
Đà Bắc là 1 huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình sản phẩm nông nghiệp
phần lớn là từ cây ngô, để khai thác hết các sản phẩm từ cây ngô thì người
dân, các doanh nghiệp đã liên kết để tạo ra sản phẩm thức ăn trong chăn nuôi
hiệu quả và có giá trị dinh dưỡng cao. Sản xuất ngô sinh khối tại huyện Đà
Bắc bên cạnh những thuận lợi như là chủ trương của UBND các cấp đã quan
tâm đến sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp đồng hành cùng người dân
trong sản xuất… Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn đó là sản phẩm
từ cây ngô không đồng đều, sản lượng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết,
người dân trồng ngô còn manh muốn nhỏ lẻ….
Từ việc tìm hiểu về thực trạng, thực tiễn phát triển Nông nghiệp của
huyện (đặc biệt là cây ngô) và nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm Ngô
sinh khối tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hơn
nữa hiệu quả, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nâng
cao chất lượng và giá trị sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản xuất tập trung quy mô lớn. Tạo ra nhiều
công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, giúp người dân tiến tới
làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.
Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, chưa được sử dụng hiệu
quả ở địa phương, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận lao động khu vực
nông thôn và nhân dân trên địa bàn, việc xây dựng các mô hình liên kết sản
xuất và bao tiêu sản phẩm ngô sinh khối là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường liên kết
trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”
làm đề tài Luận văn tốt nghiệp cao học.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh khối
giữa công ty TNHH Duy Minh Việt Nam với các hộ dân trên địa bàn huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần tăng
cường liên kết trong sản xuất ngô sinh khối nhằm mang lại lợi ích cho Doanh
nghiệp và các hộ dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất nông
nghiệp.
- Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất ngô sinh
khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường liên kết trong sản xuất
ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động liên kết trong sản xuất
ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng liên kết trong sản xuất ngô sinh khối
và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn
huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Một số giải pháp góp phần tăng cường liên kết
trong sản xuất ngô sinh khối trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình.