Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường hiệu suất quang điện hóa tách nước sử dụng cấu trúc dị thể thanh Nano H-TiO2/CdS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
LÊ THỊ LEN
TĂNG CƯỜNG HIỆU SUẤT QUANG ĐIỆN HÓA
TÁCH NƯỚC SỬ DỤNG CẤU TRÚC DỊ THỂ THANH
NANO H-TiO2/ CdS
Chuyên ngành: Vật lý chất rắn
Mã số: 8440104
Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN MINH VƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Vương. Các số liệu và kết quả này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Len
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
thầy hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Minh Vương. Tôi là một học viên may
mắn khi có thầy hướng dẫn là một nhà khoa học đầy đam mê và nhiệt huyết
với nghiên cứu khoa học cũng như giảng dạy và đào tạo. Thầy đã định hướng
cho tôi một tư duy khoa học, truyền lửa đam mê nghiên cứu và tận tình chỉ
bảo, tạo rất nhiều thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi còn có may mắn nữa là nhận được nhiều sự giúp đỡ, chia sẽ về học
thuật từ các giảng viên Khoa Vật lý (cũ) – Trường Đại học Quy Nhơn. Ngoài ra,
trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
các anh, chị, em học viên tại khoa Vật lý (cũ)– Trường Đại học Quy Nhơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, giảng viên thuộc tổ Bộ môn Vật
lý và Khoa học Vật liệu, khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn
đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi thực hiện tốt luận văn.
Cuối cùng tôi xin dành những tình cảm đặc biệt và biết ơn sâu sắc nhất tới
những người thân trong gia đình: Đặc biệt là bố mẹ tôi luôn ủng hộ, đồng
hành cùng tôi trong con đường nghiên cứu khoa học. Những người đã quan
tâm và chia sẻ những khó khăn, thông cảm, động viên, hỗ trợ tôi, cho tôi nghị
lực và tạo động lực để tôi thực hiện thành công luận văn.
Bình Định, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lê Thị Len
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VỄ VÀ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 7
5. Nội dung chính của luận văn.................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 9
1.1. Các phương pháp sản xuất hydrogen ........................................................ 9
1.1.1. Phương pháp chuyển hóa hydrocarbon bằng nhiệt .......................... 10
1.1.2. Phương pháp điện phân nước ........................................................... 11
1.1.3. Phương pháp sinh học ...................................................................... 12
1.1.4. Phương pháp sử dụng hệ quang hóa................................................. 13
1.1.5. Các tham số đánh giá phẩm chất vật liệu làm điện cực quang......... 18
1.1.6. Vật liệu làm điện cực quang............................................................. 20
1.2. Vật liệu TiO2............................................................................................ 24
1.2.1. Cấu trúc tinh thể vật liệu TiO2.......................................................... 24
1.2.2. Cấu trúc dải năng lượng của TiO2 .................................................... 25
1.2.3. Các ứng dụng quang xúc tác khác của TiO2 .................................... 27
1.3. Vật liệu H-TiO2 và vật liệu CdS.............................................................. 29
1.3.1. Vật liệu H-TiO2 ................................................................................ 29
1.3.2. Vật liệu CdS...................................................................................... 31
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ................ 35
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................... 35
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 41
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM................................................................... 43
2.1. Hoá chất và thiết bị.................................................................................. 43
2.2. Thực nghiệm chế tạo mẫu ....................................................................... 44
2.2.1. Tổng hợp điện cực thanh nano H-TiO2 trên đế FTO ....................... 44
2.2.2. Tổng hợp điện cực TiO2/CdS và H-TiO2/CdS trên đế FTO............. 45
2.3. Một số phương pháp khảo sát mẫu ......................................................... 46
2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ................................................ 46
2.3.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM)................................. 47
2.3.3. Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) .......................... 47
2.3.4. Phương pháp phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại – khả kiến (UV-VisDRS) .......................................................................................................... 48
2.3.5. Phương pháp quét thế tuyến tính (Linear sweep voltammetry)....... 49
2.3.6. Đo thuộc tính quang điện hóa tách nước ......................................... 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 52
3.1. Tính chất hình thái và cấu trúc vật liệu ................................................... 52
3.1.1. Kết quả đo SEM ............................................................................... 52
3.1.2. Kết quả đo phổ XRD ........................................................................ 54
3.1.3. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) .................................. 55
3.2. Tính chất quang của vật liệu ................................................................... 56
3.3. Kết quả phân tích thuộc tính quang điện hóa tách nước ......................... 60
3.4. Cơ chế tăng cường quang điện hoá tách nước trong cấu trúc H-TiO2/CdS....63
KẾT LUẬN.................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
ABPE Applied bias photon to current
efficiency
Hiệu suất chuyển đổi ánh
sáng thành dòng điện
CB Conduction band Dải dẫn
CE Counting electrode Điện cực đếm
CPD Contact potential difference Độ chênh lệch thế tiếp xúc
NHE Normal hydrogen electrode Điện cực hyđrô bình thường
PC photochemical Quang hóa
PEC Photoelectrochemical cell Tế bào quang điện hóa
PV-E Photovoltaic-electrolysis Quang điện – điện phân
PVP Polyvinyl-pyrolidone Polyvinyl-pyrolidone
QE Quantum efficiency Hiệu suất quang
RE Reference electrode Điện cực tham chiếu
SEM Scanning electron microscope Kính hiển vi điện tử quét
STH Solar-to-hydrogen Năng lượng mặt trời thành
hyđrô
TEM Transmission
electronmicroscope
Kính hiển vi điện tử truyền
qua
VB Valence band Dải hóa trị
WE Working electrode Điện cực làm việc
FTO Fluorine doped tin oxide Ôxít thiếc pha tạp flo
vs Versus Đối với
XRD X-ray diffraction Nhiễu xạ tia X
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính cấu trúc của các dạng thù hình của TiO2 [32].................. 25
Bảng 1.2. Các thông số vật lý đặc trưng của vật liệu CdS dạng khối ............ 34
Bảng 2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thực nghiệm nghiên cứu .................. 43
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VỄ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ bình điện phân sử dụng màng polyme với chất điện phân
là vật liệu rắn .................................................................................. 12
Hình 1.2. Minh họa ba loại hệ sản xuất hiđrô từ tách nước sử dụng năng
lượng mặt trời ................................................................................ 14
Hình 1.3. Cấu trúc của hệ quang điện hóa tách nước ba điện cực ................. 15
Hình 1.4. Cơ chế phản ứng quang điện hóa ................................................... 16
Hình 1.5. Sơ đồ năng lượng của hệ điện hóa điện cực bán dẫn - kim loại:
(a) chưa tiếp xúc, (b) tiếp xúc nhưng chưa chiếu ánh sáng, (c)
ảnh hưởng của chiếu sáng và (d) ảnh hưởng của chiếu sáng và
thế ngoài.......................................................................................... 17
Hình 1.6. Phổ phân bố năng lượng ánh sáng mặt trời .................................... 21
Hình 1.7. Giản đồ cho thấy khe năng lượng của các vật liệu ôxít khác
nhau so sánh với mức chân không và mức điện cực hiđrô trong
chất điện phân pH = 1 .................................................................... 22
Hình 1.8. Cấu trúc của tinh thể TiO2: (a) rutile; (b) anatase và (c) brookite . 24
Hình 1.9. Mạng tinh thể lý tưởng và các khuyết tật của mạng TiO2 ............. 25
Hình 1.10. Cấu trúc vùng năng lượng và giản đồ mật độ trạng thái của
rutile (a) và anatase (b) .................................................................. 26
Hình 1.11. Cấu trúc của CdS: lập phương giả kẽm (zinc blende) (a)
và lục giác (wurtzite) (b)................................................................. 32
Hình 1.12. Ảnh SEM điện cực TiO2 nano ống và mật độ dòng quang theo
nhiệt độ điện phân .......................................................................... 37
Hình 1.13. Ảnh SEM điện cực TiO2 thanh nano cấu trúc trật tự thẳng
đứng lần lượt theo các tài liệu [23], [42], [52] (thứ tự từ trái qua
phải) ................................................................................................ 37