Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) chiếm hơn 97% tổng số các
doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam, nhu cầu vay vốn của loại hình doanh nghiệp này rất lớn.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các DNN&V hiện nay đó là nguồn tài chính eo hẹp mà nhu
cầu đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị ngày càng trở nên hết sức cấp bách, bởi khi một
doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường thì phải có sản phẩm có tính cạnh tranh cao,
chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các DNN&V hiện nay đang đứng
trước những khó khăn khi mà những ưu đãi về thuế và những chính sách khác đang bị cắt
giảm. Bên cạnh đó thì sức ép đầu vào, giá cả nguyên vật liệu…tăng cao trong khi giá sản
phẩm đầu ra chưa được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ.
Việc huy động vốn để phát triển hoạt động đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện
nay cũng rất hạn chế vì thị trường tài chính của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, nơi cấp
vốn hiệu quả nhất vẫn là các ngân hàng thương mại. Nhìn từ phía ngân hàng thì rủi ro do các
doanh nghiệp này mang lại là khá lớn, vì đây là khách hàng mà ngân hàng không thể nắm
bắt, đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng trả nợ như các doanh nghiệp lớn,
khách hàng truyền thống của ngân hàng. Các ngân hàng thường hạn chế rủi ro bằng việc
thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Vì vậy mà tăng cường công tác bảo đảm tiền vay
bằng tài sản là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao
dịch I nói riêng.
Trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương việt Nam, được
sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo - Thạc sỹ Phan Hữu Nghị cùng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cô chú, anh chị phòng khách hàng 2 tại SGDI, em đã chọn đề tài : "Tăng
cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam ”
Kết cấu của luận văn gồm những nội dung chính sau :
Chương 1: Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q
Luận văn tốt nghiệp
Do thời gian thực tập còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi nên bài viết khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết
của em được hoàn thiện hơn.
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q
Luận văn tốt nghiệp
Chương I
Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng tài sản
của Ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1 Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1.1 Khái niệm về NHTM
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, ngân hàng
thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng
trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ
thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về
qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Có nhiều cách để định nghĩa ngân hàng thương mại thông qua chức năng, vai trò dịch
vụ mà chúng cung cấp trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy không chỉ ngân hàng mà còn có
các tổ chức tài chính gồm công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán,
quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân
hàng. Và ngược lại ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng
phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo
hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Có thể định nghĩa ngân
hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: Ngân hàng là tổ chức
tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một
tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Cũng có thể định nghĩa ngân hàng thương mại
dựa trên các hoạt động chủ yếu, theo luật cúa các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ghi : Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp.
Ngày nay hoạt động ngân hàng đang không ngừng phát triển, sự phát triển đó có thể thấy
trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ mới cho tới sự xuất hiện
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q
Luận văn tốt nghiệp
của các tập đoàn ngân hàng có qui mô toàn cầu được tạo ra từ làn sóng sáp nhập, hợp nhất.
Để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội nhiều ngân hàng hiện đã
thực hiện nhiều vai trò mới như: Vai trò thanh toán, vai trò người bảo lãnh, vai trò đại lý và
vai trò thực hiện chính sách, với mỗi vai trò đó ngân hàng cung cấp các dich vụ khác nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ
thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch
vụ đó một cách có hiệu quả.
Hoạt động của ngân hàng có thể chia thành ba hoạt động chủ yếu đó là hoạt động
nhận tiền gửi, hoạt động cung cấp tín dụng và hoạt động trung gian thanh toán.
Hoạt động nhận tiền gửi
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, vì vậy mà các ngân hàng đã tìm cách để
huy động được tiền. Ngân hàng có thể huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kì hạn của các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp…phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, vay các tổ chức tín dụng khác…Trong đó, hoạt động nhận tiền gửi là quan
trọng nhất.
Đó là các khoản tiền gửi của khách hàng, một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong
khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất
tương đối cao. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã
trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu
dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của
ngân hàng, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán). Là tiền của doanh
nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Các nhu cầu
chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện trong phạm vi số dư cho
phép, và có thể được rút ra lúc nào khi khách hàng cần. Loại tiền gửi này mang lại lợi nhuận
cao cho ngân hàng bởi vì một mặt chúng không phải trả lãi hoặc chỉ phải trả một mức lãi
suất thấp và mặt khác những tài khoản này thường tạo ra khoản thu về phí cho ngân hàng.
Hiện nay các ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến tướng của tài khoản thanh toán để
nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q
Luận văn tốt nghiệp
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, của tổ chức xã hội. Loại tiền gửi có kỳ hạn
của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp vào ngân hàng và sẽ được chi trả sau một thời gian
xác định. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh
toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu người gửi phải đến ngân hàng rút
tiền ra, hình thức này ra đời nhằm tăng thu cho người gửi tiền do tiền gửi thanh toán tuy
thuận lợi nhưng lãi suất thấp, loại tiền gửi này được hưởng lãi suất tuỳ theo độ dài của kỳ
hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Dân cư gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực hiện mục
tiêu bảo đảm an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt nhu cầu bảo toàn. Để
thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay
đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động đưa ra
các hình thức huy động và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người
tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm cho mỗi kỳ hạn, mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm
này có thể được thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác. Là tiền của ngân hàng khác gửi vào ngân hàng
nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác và ngân hàng thương mại này có
thể gửi tiền tại ngân hàng khác, tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn.
Hoạt động cung cấp tín dụng
Luật các tổ chức tín dụng qui định : Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử
dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng, trong đó cấp tín dụng là
việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có
hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ khác.
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương
mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng được chia thành nhiều tiêu thức
khác nhau.
- Theo thời gian : tín dụng ngắn hạn (thời hạn từ 12 tháng trở xuống), trung hạn (trên
1 năm đến 5 năm), dài hạn (trên 5 năm). Tuy nhiên việc xác định thời hạn trên chỉ mang tính
chất tương đối vì có những khoản vay không xác định trước được thời hạn. Phân chia tín
dụng theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật
thiết đến tính an toàn và sinh lợi của ngân hàng. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các NHTM
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q
Luận văn tốt nghiệp
thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn, các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động
của khách hàng.
- Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết
khấu, bảo lãnh và một số hoạt động khác do NHNN qui định
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng sử dụng với cam kết hoàn trả cả
gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ
tiêu : Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì. Doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền
mà ngân hàng đã cho vay trong kì, dư nợ cuối kì là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho
vay vào thời điểm cuối kì. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá
nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng, đồng thời hoạt
động này mang lại nhiều rủi ro.
Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những
thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân
hàng .
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng
của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín
của mình để thu lợi.
Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng tiền trước cho khách hàng tương
ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương
phiếu chưa đến hạn.
- Phân loại theo tài sản bảo đảm có tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh bằng tài sản bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay và tín dụng không có bảo đảm.
Để bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn và sinh lợi thì các ngân hàng thường yêu cầu có
tài sản bảo đảm cho khoản vay, tuy nhiên trong một số trường hợp ngân hàng có thể cấp các
khoản tín dụng cho các khách hàng mà không cần tài sản bảo đảm, đó là các khách hàng có
uy tín, khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình
trạng nợ nần dây dưa…Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ mà Chính phủ yêu cầu
không cần tài sản bảo đảm, các khoản cho vay các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn…
- Phân loại theo rủi ro :
Tín dụng lành mạnh là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
SVTH: Lê Thị Hải Yến - Lớp: Tài chính 46Q