Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài nguyên đất và thực trạng khai thác, sử dụng đất ở tỉnh miền núi Hà Giang
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
251.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1083

Tài nguyên đất và thực trạng khai thác, sử dụng đất ở tỉnh miền núi Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Xuân Trường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 113 - 119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẤT

Ở TỈNH MIỀN NÚI HÀ GIANG

Nguyễn Xuân Trường*

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm

thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc

chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất

chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. Tuy nhiên, hiện tại đất phi nông

nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh; đất chưa sử dụng còn nhiều và phần

lớn diện tích này lại ở địa bàn đồi núi có độ dốc lớn; đất nông - lâm nghiệp tuy có diện tích lớn,

nhưng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp, trong khi đó đất có khả năng trồng lúa nước có diện

tích thấp. Hướng sử dụng đất cần phải dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế

của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần có

quy hoạch và định hướng sử dụng đất theo các khu vực địa lý nhằm phát huy những thế mạnh

riêng của mỗi vùng.

Từ khóa: Sử dụng đất; Hà Giang; đặc điểm thổ nhưỡng; tài nguyên đất

MỞ ĐẦU*

Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở địa đầu

biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Diện tích

tự nhiên của tỉnh là 794.579,5 ha, bằng 2,4%

diện tích cả nước; dân số là 724.353 người,

bằng 0,84 % dân số cả nước (năm 2009). Với

đặc điểm địa hình chủ yếu là núi cao, tiềm

năng đất đai phát triển nông nghiệp hạn chế,

điều kiện môi trường tự nhiên khắc nhiệt,

nhiều vùng thiếu nước trầm trọng, kể cả nước

dùng cho sinh hoạt. Tụ cư và sinh kế trên

vùng đất này có 22 dân tộc anh em, trong đó

đông nhất là dân tộc Mông, tiếp đến là người

Tày, Dao... Dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,8 % số

dân của tỉnh.

Cùng với cả nước, Hà Giang đang bước vào

thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang

được đẩy mạnh đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu

sử dụng các loại đất nhằm đáp ứng nhu cầu

tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành

các khu công nghiệp, phát triển dịch vụ - du

lịch, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội

và thực hiện đô thị hoá…Tuy nhiên, là một

tỉnh vùng núi, tiềm năng đất phát triển nông

nghiệp hạn chế, từ thực tế trên cho thấy việc

đánh giá thực trạng sử dụng đất và định

*

Tel: 0914765087; Email: [email protected]

hướng khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên đất cần được nghiên cứu nhằm phục

vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

trong tầm nhìn dài hạn, đồng thời đảm bảo an

ninh và quốc phòng trên địa bàn có vị trí

chiến lược này.

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ

TỰ NHIÊN TỈNH HÀ GIANG

Tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220

10' đến

230

23' độ vĩ Bắc và từ 1040

20' đến 1050

34' độ

kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thị xã Hà Giang

cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Vị trí

tiếp giáp được xác định như sau: phía bắc và

tây bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung

Hoa với đường biên giới có chiều dài 274 km;

phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp

tỉnh Tuyên Quang; phía tây giáp tỉnh Lào Cai;

phía tây nam giáp tỉnh Yên Bái. Nằm tựa vào

dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn

Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà

Giang hướng nghiêng địa hình cao dần về

phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam.

Độ cao trung bình của tỉnh từ 800 - 1200 m

so với mặt nước biển, khu vực thấp nhất là

thung lũng sông Lô (độ cao 80 - 100 m) và

nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao

2.419 m).

Khí hậu Hà Giang có tính chất nhiệt đới và á

nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!