Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài nguyên đất nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn: tiềm năng, hiện trạng và giải pháp sử dụng bền vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 61 - 64
61
TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN:
TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
Phạm Hương Giang*
Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bắc Kạn là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất
nông - lâm nghiệp. Song do ảnh hưởng tiêu cực từ các tập tục, thói quen sinh hoạt, sản xuất lạc
hậu của nhân dân địa phương và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra mạnh mẽ
trong những năm gần đây mà tài nguyên đất nông - lâm nghiệp của tỉnh đã bị khai thác, sử dụng
bất hợp lý và quá mức. Nhìn nhận đúng về tiềm năng, đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác
về hiện trạng và đưa ra các giải pháp sử dụng, bảo vệ cụ thể, hiệu quả là một công việc hết sức cần
thiết và cấp bách để cứu lấy tài nguyên đất nông - lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn thoát ra khỏi tình
trạng đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng như hiện nay. Sử dụng bền vững tài nguyên
đất nông - lâm nghiệp cũng chính là một trong những việc làm để tỉnh Bắc Kạn phát triển kinh tế -
xã hội một cách bền vững.
Từ khóa: đất nông - lâm nghiệp, tiềm năng, hiện trạng, giải pháp, bền vững
TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
TỈNH BẮC KẠN
*
Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với các tỉnh
lân cận thì diện đất phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp của tỉnh thuộc mức thấp, ngược lại
diện tích đất lâm nghiệp tuy chưa cao nhất
nhưng cũng thuộc các tỉnh có diện tích đất
rừng khá lớn. Theo Niên giám thống kê năm
2009, tổng diện tích đất của tỉnh là 485,9
nghìn ha, trong đó: diện tích đất đã được khai
thác phục vụ sản xuất và đời sống là 79,4%;
diện tích chưa sử dụng còn khá lớn (20,6%).
Trong tổng diện tích đất đã đưa vào sử dụng
thì đất nông lâm nghiệp là 372,2 nghìn ha
chiếm 76,6% (trong đó đất sản xuất nông
nghiệp: 37,5 nghìn ha chiếm 7,7%; đất lâm
nghiệp: 334,7 nghìn ha chiếm 68,9%) [3].
Như vậy, có thể nói phát triển nông lâm
nghiệp là một trong những lợi thế của tỉnh
Bắc Kạn, song vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển ngành nông lâm nghiệp của tỉnh này
chính là sự phát triển hiệu quả và bền vững
dựa trên việc sử dụng hợp lý, đi đôi với cải
tạo và bảo vệ tài nguyên đất.
Phần lớn diện tích đất của Bắc Kạn là đất
Feralit, có khả năng phát triển nông lâm
nghiệp và được chia thành những loại đất
chính sau đây: [2],[6]
*
Tel: 0943.977009
- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi trung
bình chiếm 13,38%, phân bố trên tất cả các
đỉnh núi cao > 700m, trên nền đá macma axit
kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng
đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm có tầng thảm
mục khá dày.
- Đất Feralit điển hình vùng đồi và núi thấp
chiếm 71,62%, phân bố trên vùng đồi thấp
trên nền của nhiều loại đá mẹ như phiến sét,
granit, đá vôi, sa thạch... Đất tốt, thành phần
cơ giới từ nặng đến trung bình, tầng đất trung
bình và mỏng, thích hợp với các loại cây
trồng nông lâm nghiệp.
- Đất dốc tụ và phù sa chiếm 7,49%, phân bố
ven sông suối, trong các thung lũng hẹp hoặc
các bãi đá chân núi... Là loại đất hình thành
do bồi tụ hàng năm của sông suối hoặc do ảnh
hưởng của lắng đọng, dốc tụ, đất có thành
phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tầng đất
dầy, tơi xốp, còn tốt, thích hợp với cây trồng
nông lâm nghiệp.
- Đất Feralit đá vôi có màu đỏ nâu, chiếm
7,43% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung ở Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (khu
vực Kim Hỷ)... Khu vực núi đá vôi thường có
ít đất, đất trong các hang hốc có tầng mỏng
màu đen. Đất đá vôi về mùa khô thường rất
thiếu nước (do nước trên mặt ngấm theo các
khe nứt xuống sâu).