Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sa Nhân tím ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
337.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1739

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sa Nhân tím ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SA NHÂN TÍM

Amomum longiligulare T. L. Wu, 1977

Tên khác: Sa nhân tím, mé trẻ bà; mác nẻng (Tày); co nẻng (Thái); sa ngần

(Dao); pa đoóc (K’ Dong); la vê (Ba Na); Malabar cardamom, tavoy

cardamom (Anh); amome à ligule longue (Pháp).

Họ: Gừng - Zingiberaceae

Tên thương phẩm: Sa nhân, amomon

Hình thái

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5 m hoặc

hơn. Thân rễ có các lá bẹ, mọc bò lan chằng chịt trên

mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 20

– 30 cm, rộng 5 – 6 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn

nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng,

mặt dưới nhạt; cuống lá dài 5 – 10 mm; bẹ lá to, dài,

có khía, lưỡi bẹ mỏng, dài 1,5 – 3,0 cm, phần gốc ôm

lấy thân.

Sa nhân tím

Amomum longiligulare T.L.Wu

1- Cụm thân mang lá; 2- Lá bẹ; 3- Cụm quả

Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông ngắn. Hoa 5

– 7, tổng bao gồm lá bắc ngoài hình bầu dục, màu

nâu, lá bắc trong dạng ống; đài nhỏ dài 1.5 cm, có 3

răng nhọn; tràng hình ống dài 1,3 – 1,5 cm, màu

trắng, chia 3 thuỳ, mặt ngoài có lông thưa, thuỳ giữa

hình trứng ngược, hai thuỳ bên hẹp; cánh môi gần

tròn, đường kính 2,0 – 2,6 cm, mép màu vàng, có sọc

đỏ ở giữa, đầu cánh môi xẻ hai thuỳ nhỏ gập ra phía

sau, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu

hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng.

Quả hình cầu hoặc hơi hình trứng, đường kính

1,3 – 2 cm, dài 1,5 – 2,5 cm, mặt ngoài có gai ngắn,

mềm, màu tím, chia 3 ô, hạt đa dạng, có áo hạt nếm

có vị ngọt, đường kính 3 – 4 mm.

Toàn cây và quả vò nát có mùi thơm.

Các thông tin khác về thực vật

Chi Amomum Roxb. ở Việt Nam có khoảng 30 loài, trong đó có một số loài mà quả của nó

được thu hái, sử dụng với tên gọi chung là “sa nhân”. Đó là:

- Amomum villosum Lour: Phân bố rộng rãi khắp các vùng núi và trung du.

- A. ovoideum Pierre ex Gagnep.: Phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.

- A. thyrsoideum Gagnep.: Phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!