Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu VỀ SỨC SỐNG CỦA TUỒNG CUNG ĐÌNH doc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
69.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1291

Tài liệu VỀ SỨC SỐNG CỦA TUỒNG CUNG ĐÌNH doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VỀ SỨC SỐNG CỦA TUỒNG

CUNG ĐÌNH

Vấn đề đặt ra là đánh giá thế nào về vị trí của tuồng cung đình trong đời sống văn hoá của các

thế hệ người Việt Nam hôm nay ? Phải chăng thời đại chúng ta là thời đã suy tàn và kết thúc của

tuồng cung đình ? Hay ngược lại, thời đại này đã tạo ra sự đổi mới và phát triển về mọi mặt của

đất nước, cũng các thể đem lại sự phục hưng cho tuồng cung đình và trả lại cho nó sức sống bất

diệt.

Tuồng cung đình vốn là sản phẩm của thời phong kiến, vốn phục vụ cho cung đình phong kiến.

Phải chăng chính vì lẽ ấy mà nó không còn thích hợp dưới chế độ ta khi chế độ phong kiến đã bị

xoá bỏ, khi dân tộc ta đang tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa, khi thị hiếu của nhân dân

đã đổi thay ?

Còn một vấn đề có thể chưa hẳn đã xoá bỏ trong suy nghĩ của một số người, đó là tuồng Việt

Nam có nguồn gốc nước ngoài hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật sân khấu phong

kiến Trung Hoa.

1. Tư tưởng thống trị và tâm hồn dân tộc

Tư tưởng thống trị trong đời sống xã hội phong kiến là tư tưởng của giai cấp phong kiến. Sự

thống trị ấy diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Sự thống trị ấy vừa

mang tính bạo lực vừa mang tính phi bạo lực. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, tạo thành một sức

mạnh bảo vệ và kéo dài chế độ phong kiến.

Bạo lực chính trị đã thể hiện từ đời này qua đời khác ở sự đàn áp bằng quân sự, sự trừng trị

bằng pháp luật. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến đã sớm thấy rằng, thứ võ khí tàn bạo không đủ để

duy trì sự thống trị của nó. Nó cần một thứ vũ khí ôn hoà hơn. Đó là vũ khí tư tưởng mà nó tìm

thấy ở tôn giáo, triết học, nghệ thuật. Đây là thứ vũ khí lợi hại, sắc bén và sâu sắc được sử dụng

ở nhiều nước phương Đông, đặc biệt là ở các nước Đông Á, các nước theo Nho giáo.

Ở Việt Nam, trong quan hệ giai cấp, sự đồng thuận thường mạnh hơn sự xung đột. Giai cấp

phong kiến giác ngộ rằng sự sống còn của nó là phải dựa vào nhân dân : "Dân vi bản, dân vi

quý", dân vừa có sức đẩy thuyền, vừa có sức lật thuyền". Về phía nông dân, họ bị giai cấp phong

kiến bóc lột nhưng trước sự tấn công của bọn xâm lược và sự tàn phá của thiên tai, họ cần phải

đoàn kết chặt chẽ với nhau và cùng ủng hộ triều đình phong kiến để đánh đuổi giặc ngoại xâm và

đương đầu với hạn hán bão lụt...

Trong đời sống tinh thần, nhiều tôn giáo và học thuyết đã được đưa vào nhân dân nhằm củng cố

trật tự phong kiến. Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo trở thành những mảnh đất gặp gỡ và hoà dịu

giữa nông dân và phong kiến. Trong tình hình nói trên, sự giao lưu văn hoá giữa hai phía đã

khiến cho tư tưởng phong kiến nhiều lúc trở nên ngọt ngào trong ý thức nông dân. Ngược lại,

tâm hồn dân tộc cũng đã từ cuộc sống hào hùng và trong sáng từ phía nông dân đi vào nghệ

thuật phong kiến.

Tuồng cung đình ra đời và phát triển qua các thời kỳ đã phản ánh sâu sắc mối quan hệ xung đột

và đồng thuận ấy của phong kiến và nông dân trong xã hội Việt Nam. Tầng lớp trí thức trong xã

hội phong kiến chính là tầng lớp trung gian, tạo nên một cầu nối giữa nông dân và phong kiến.

Tầng lớp trí thức, những học giả và nghệ sĩ chính là đồng tác giả và thực tế là linh hồn của tuồng

cung đình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!