Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu VẢI NHUỘM THÂM LÀNG HUÊ CẦU docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VẢI NHUỘM THÂM LÀNG HUÊ CẦU
Truyền thuyết kể rằng, khi quân Mã Viện đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, tới một làng, quân
Mã chợt hoa mắt vì thấy những sào vải đen phơi dọc ngang không biết lối nào mà lần. Quân Mã
sợ rơi vào trận đồ bát quái của hai bà, đành quay ra tìm đường khác. Ngôi làng trong truyền
thuyết khiến quân Mã Viện phải hốt hoảng ấy chính là Huê Cầu, thuộc tổng Huê Cầu, huyện Tế
Giang (sau thuộc Văn Giang), phủ Thuận An (sau đổi phủ Thuận Thành), trấn Kinh Bắc, nay
thuộc thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Còn những sào vải đen
khiến quân giặc tưởng là "trận đồ bát quái" kia, chính là nghề tổ của làng - nghề nhuộm thâm.
Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu/Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm/Nào ai đi chợ Thanh
Lâm/Mua anh một áo vải thâm hạt dền..., nói quanh nói quẩn những Đồng Tỉnh, Huê Cầu, Thanh
Lâm, thì chẳng qua cũng là một lời tỏ tình, kiểu Hôm qua tát nước đầu đình..., áo nhuộm thâm là
cái cớ, nhưng cái cớ ấy từng là một phần không thiếu được trong đời sống người nông dân Việt
Nam.
Trong số gần 500 làng nghề từng tồn tại ở đồng bằng sông Hồng, làng ươm tơ dệt vải có lẽ là
làng nghề đông nhất. Dọc theo các con sông, các bãi bồi đều là những bãi dâu rười rượi, và nhất
định phía trong những bãi dâu ấy có lanh canh tiếng thoi đưa cửi dệt. Nhưng trừ Huê Cầu ra,
không thấy nói đến làng nào có nghề nhuộm. Các cụ bà Nguyễn Thị Thoan (làng dệt Đại Mỗ),
Nguyễn Thị Mùi (làng dệt La Khê) đều cho biết làng chỉ dệt vải rồi mang vải mộc ra chợ Đình
(chợ đình làng) hoặc chợ Hà Đông bán cho lái buôn. Nơi sẽ nhuộm tất cả thứ vải lụa ấy rồi đem
bày bán chính là phường Hàng Đào nơi Kẻ Chợ. Hàng Đào nổi tiếng về nhuộm điều, các mầu
đỏ, hồng, hoa đào... Đến thế kỷ 18, trong Thượng Kinh phong vật chí ghi chép lại thì: "Phường
Hàng Đào làm nghề nhuộm mầu: mầu trắng như tuyết, mầu đỏ như tiết, mầu đen như mực...
Mầu vàng là chính. Màu tạp thì có mầu hoa hiên, thiên thanh, hoa đào, cánh trả, quan lục, không
mầu nào giống mầu nào". Rồi thì người Hàng Đào cũng bắt đầu "chuyên môn hóa" công việc,
theo nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ trong Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền,
Hàng Đào chỉ giữ lại việc nhuộm điều, chuội trắng nhờ bên Cầu Gỗ, còn lại giao cho Hàng Thợ
Nhuộm... (đều thuộc Hà Nội). Duy có một thức nhuộm mà phường Hàng Đào không khi nào tự
làm được, ấy là nhuộm thâm (đen). Bởi nhuộm thâm thời ấy, tất cả bằng mầu thực bắt buộc phải
có... bùn, người Hàng Đào phải giao vải mộc về nơi khác, và Huê Cầu chính là nơi nổi tiếng về
cái thức nhuộm rất dân dã và cũng rất lạ lùng này. Cứ theo truyền thuyết thì nghề nhuộm thâm ở
Huê Cầu cũng có ngót nghét 2.000 năm !
Người Huê Cầu nhún nhường lắm về nghề tổ của làng mình: Ruộm (nhuộm) thâm chẳng hết bao
nhiêu/Hết một nắm đất với niêu lá sòi. Nhưng cái "chẳng hết bao nhiêu" ấy kể ra thì những nhà
nhuộm bây giờ nghe cũng phức tạp: Đầu tiên phải nhuộm gụ bằng củ nâu, đun trong nước lá sòi
(một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như trong câu ca dao, sau
đó lấy bùn trát kín, việc trát bùn phải được làm đi làm lại vài lần. Sau khi nhuộm xong, tấm vải
không đen nhánh, không đen bóng, mà có mầu đen thâm, bàng bạc, song hầu như không bao
giờ phai. Các khe của sợi vải sau khi nhuộm sẽ được lấp kín, tấm vải cực kỳ dai và bền, dày dặn
nhưng mặc lại không nóng, không bí. Chuyện rằng có những người mẹ nghèo, đêm ngủ dùng
váy thâm lót cho con, tấm váy này có tác dụng như một tạ giấy thời hiện đại, chính được may
bằng loại nái (một loại vải dày) nhuộm bùn. Trước đây, những mầu sắc rực rỡ thường chỉ được
dùng trong các ngày lễ hội. Trong đời sống thường ngày, nhất là đối với người lao động, mầu vải
thâm vẫn là gam mầu chính. Một anh chàng nhắn gửi "ai" đó: Mua anh một áo vải thâm hạt dền.
Sau này khi Nguyễn Đình Thi viết về Đất nước Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn, không biết