Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Vài nét về giọng nói docx
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
71.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1204

Tài liệu Vài nét về giọng nói docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GIỌNG NÓI

1. Giá trị của giọng nói

Giọng nói hay câu văn giống như thể xác, mà đạo lý ở trong đó giống như linh hồn. Giọng nói

hay văn chương giống như chiếc thuyền, và đạo lý giống như kho tàng được chứa trên đó. Giọng

nói như điệu nhạc, và đạo lý giống như ca từ quyện theo trong đó.

Kho tàng có thể quý, nhưng nếu không có được chiếc thuyền tốt để chuyên chở thì kho tàng

không đến được với bến bờ. Ca từ có thể hay, nhưng nếu không có điệu nhạc hay thì cũng không

gây được sự hấp dẫn.

Thật sự có những giảng sư thuyết pháp có những đạo lý hay, nhưng không gây được sự chú ý chỉ

vì giọng nói không hay. Vì vậy, để có thể đem giáo pháp vào lòng người một cách có hiệu quả,

ta buộc phải tập cho được giọng nói truyền cảm, và phải truyền cảm một cách tự nhiên. Truyền

cảm mà giả tạo thì nghe lạnh xương sống lắm.

2. Giọng nói truyền cảm

Dĩ nhiên chúng ta không thể định nghĩa rõ ràng truyền cảm là gì, chỉ biết rằng giọng nói truyền

cảm khiến cho người nghe yêu mến, chú ý, và thích được nghe hoài.

Có hai yếu tố để tạo nên giọng nói truyền cảm. Thứ nhất là nhạc điệu của lời nói, còn gọi là ngữ

điệu.

Thứ hai là chất giọng riêng của mỗi người, còn gọi là âm sắc.

Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, không đòi hỏi phải lả lướt như điệu

nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái.

Nếu phân tích nhiều giọng nói bằng các máy đo đặc biệt, ta sẽ thấy rằng mỗi người không giống

nhau về độ cao của sự trầm bỗng. Ơ người này, thanh sắc được nâng cao hơn một chút; ở người

khác, thanh sắc được hạ thấp hơn một chút. Người từ Nghệ An về đến Huế lại biến dấu sắc thành

dấu hỏi. Dấu sắc rất cần để cho giọng nói sáng lên vì đó là các nốt cao, nhưng khi bị biến thành

dấu hỏi thì chìm hẳn xuống. Đó là lý do khi nghe người miền đó nói chuyện từ khoảng xa xa, ta

sẽ thấy nhòa nhoà không rõ nét. Ví dụ câu “có đến đó mới thấy ánh sáng thấp thoáng chiếu tới

mấy góc phố”, nếu được phát âm theo giọng Nghệ Huế thì nghe nhòa nhòa khó nhận ra là những

chữ gì.

Ngược lại, có một số người ở miền Tây lại đưa dấu sắc lên cao chót vót nghe rất ngộ nghĩnh, và

cũng rất quê mùa. Ví dụ câu “Anh Hai ghé đây uống miếng nước, đừng đi trước làm tụi này lỡ

bước”, nghe ngộ ngộ.

Tuy nhiên, vùng nào cũng có những người nói nghe truyền cảm và những người nói nghe gay

gắt. Ngay cả giọng của người thủ đô Hà nội được xem là thanh lịch nhất, sang trọng nhất, quý

phái nhất, êm ái nhất, cũng vẫn có những người nói nghe sắc như dao cạo. Xứ Huế hay Quảng

Trị hay Nghệ An cũng vẫn có những người nói làm ta dễ có cảm tình. Đặc biệt khi người Quảng

Trị sửa thành giọng miền Nam thì nghe hay và sang hơn cả người miền Nam.

Nhiều người thuộc tỉnh Bình Định tự đánh giá giọng của xứ mình là gay gắt nên đổi thành giọng

Nam khi vô miền Nam sinh sống. Nhưng cũng có những người Phú Yên Bình định nói với giọng

cực kỳ dễ thương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!