Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIẾP TỤC MỘT CÁCH KIÊN ĐỊNH VÀ SÁNG TẠO CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiếp theo kỳ trước)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIẾP TỤC MỘT CÁCH KIÊN ĐỊNH VÀ SÁNG TẠO CON ĐƯỜNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiếp theo kỳ trước)
Nguồn: fpe.hnue.edu.vn
Hội nhập toàn cầu, vào WTO tự nó không là mục đích mà chỉ là phương
tiện, điều kiện, con đường kết hợp sức mạnh dân tộc, với sức mạnh thời đại;
nhất là cốt để tranh thủ lực lượng sản xuất và công nghệ hiện đại, những thành
tựu mới của kinh tế tri thức nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội - nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
III - TIẾP TỤC ĐI CON ĐƯỜNG THỜI ĐẠI. KIÊN ĐỊNH, ĐỔI MỚI,
SÁNG TẠO.
Ý kiến phủ định thời đại chúng ta vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới là một bước lùi về lập trường chính
trị cơ bản, xuất phát. Thực tế nếu vậy thì đất nước ta, Đảng ta từ nay đi con đường
nào đây?
1 - "Chuyển đổi" sang con đường tư bản chủ nghĩa chăng? Đã có những ý
kiến như thế, nhưng tuyệt đối không thể chấp nhận. Đúng là sau thảm họa "sụp
đổ" ở Liên Xô, Đông Âu, chủ nghĩa tư bản căn bản chiếm lĩnh phần lớn trận địa
thế giới. Nhưng vận mệnh và tiền đồ chủ nghĩa tư bản sẽ như thế nào?
Chủ nghĩa tư bản đã có lịch sử hơn 500 năm. Nó đã có những cống hiến cực
kỳ to lớn cho loài người. Nó đã tạo ra những lực lượng sản xuất không những đồ
sộ mà còn tinh xảo, tinh vi, những máy móc "thông minh", những vật liệu, năng
lượng kỳ diệu v.v.. Với đại công nghiệp, nó đã tạo ra thị trường thế giới thay cho
tình trạng biệt lập trước đó của các địa phương và dân tộc vốn tự cung tự cấp. Do
xâm chiếm thuộc địa, bóp nặn thị trường thế giới, chủ nghĩa tư bản đã làm cho sản
xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới. Chính chủ nghĩa tư
bản đã có công làm cho lịch sử biến thành lịch sử thế giới. Nhưng đó là thế giới
gì?
Trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đó toàn thị là thế giới tư bản
bao gồm các "chính quốc" và cả hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Từ sau
Tháng Mười năm 1917 đến 1991, thế giới phân chia thành hai hệ thống đối lập.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, chủ nghĩa tư bản chiếm lĩnh đa phần thế giới,
bản đồ chính trị thế giới thay đổi căn bản. Lịch sử phải chăng "kết thúc" ở chủ
nghĩa tư bản, tột đỉnh của văn minh loài người? Thực tiễn thế giới "hậu Xô-viết"
đã sớm bác bỏ kết luận sai lầm ấy. Có điều cần ghi nhận: ngày nay ít ai còn mang
ảo tưởng chủ nghĩa tư bản sắp chết đến nơi, nhưng phải chăng số người tin tuyệt
đối vào sức sống vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản cũng ngày càng vơi dần? xem ra