Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tài sản cố định - Khấu hao tài sản cố định pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
113.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
728

Tài liệu Tài sản cố định - Khấu hao tài sản cố định pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng danh mục

tài sản của các DN, đặc biệt là với các DN sản xuất. Để thu hồi các giá trị đã đầu tư

vào nhóm tài sản này, DN sẽ thực hiện trích khấu hao trong suốt quá trình sử dụng

TSCĐ.

Một số thuật ngữ:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình: là toàn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến

thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng;

- Nguyên giá TSCĐ vô hình: là toàn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính

đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính;

- Giá trị hợp lý của TSCĐ: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết

trong sự trao đổi ngang giá;

- Thời gian sử dụng TSCĐ: là thời gian DN dự tính sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất

- kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ

việc sử dụng TSCĐ theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các

thông số kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của

TSCĐ;

- Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt

động sản xuất - kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình

hoạt động của TSCĐ;

- Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ: là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời

điểm báo cáo;

- Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của

TSCĐ vào chi phí sản xuất - kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ;

- Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất -

kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo;

- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu

hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế).

Định nghĩa và phân loại TSCĐ:

TSCĐ là một nguồn lực do DN kiểm soát, sử dụng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh

của DN và thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định về TSCĐ. Theo Quyết định 206, các tiêu

chuẩn này bao gồm: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài

sản đó; nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; có thời gian sử dụng từ 1

năm trở lên; có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Căn cứ vào tính chất của TSCĐ, các TSCĐ được phân thành một số loại chính sau đây:

- TSCĐ hữu hình: Theo chuẩn mực Kế toán số 02, TSCĐ hữu hình được định nghĩa: là

những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất -

kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ;

- TSCĐ vô hình: Được định nghĩa theo Chuẩn mực Kế toán số 03: Là tài sản không có

hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất -

kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi

nhận TSCĐ;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!