Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 potx
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1604

Tài liệu NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VỤ PHÁP CHẾ

NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA

LUẬT BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

NĂM 2004

Hà Nội – 2004

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

2

Tổ biên tập:

- Hứa Đức Nhị - Thứ trưởng Bộ NN – PTNT, Tổ trưởng TBT

- Trịnh Đức Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thư ký TBT

- Nguyễn Ngọc Bình - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp

- Hà Công Tuấn - Cục trưởng Cục Kiểm lâm

- Ngô Đình Thọ - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp

- Lê thị Thưa - Trưởng phòng Cục Lâm nghiệp

- Đoàn Minh Tuấn - Trưởng phòng Cục Kiểm lâm

- Phạm Xuân Phương – Chuyên viên chính Vụ Pháp chế

- Và một số thành viên khác trong và ngoài Bộ NN - PTNT

Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính: Dự án GTZ-REFAS

Giấy phép xuất bản số 360/QĐ-CXB cấp ngày 15/12/2004, Cục Xuất

bản - Bộ Văn hoá Thông tin.

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

3

Lời giới thiệu

Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội khoá VIII thông

qua ngày 12 tháng 8 năm 1991, đến nay qua hơn mười hai năm thực

hiện đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng, tăng diện tích đất có rừng

che phủ của rừng từ 28,1% năm 1992 lên 36,1% vào năm 2003. Tuy

nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh

tế quốc tế, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 đã phát sinh những

hạn chế nhất định trong việc phát huy hiệu lực các quy định của Luật để

điều chỉnh các quan hệ đối với rừng và đất lâm nghiệp. Năm 1999, Quốc

hội, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm

1991. Năm 2003 Quốc hội ban hành Luật đất đai mới thay thế Luật đất

đai năm 1993. Luật đất đai năm 2003 có nhiều đổi mới cơ bản và toàn

diện về các mối quan hệ đất đai, trong đó có các quan hệ đối với đất lâm

nghiệp. Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng cần được sửa đổi, bổ sung

một cách cơ bản để phù hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Luật bảo vệ và phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11) được

Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004,

có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng

các yêu cầu mới đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát

triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ và phát triển

rừng (năm 2004) và cung cấp tài liệu cho các cơ quan, đoàn thể, doanh

nghiệp, các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và các

hoạt động liên quan đến sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, Nhà xuất

bản ….. phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn xuất bản cuốn sách “Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và

phát triển rừng năm 2004”.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Tháng 12 năm 2004

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

4

Lời cảm ơn

Từ năm 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Quốc hội

và Chính phủ giao nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng năm

1991. Bộ trưởng - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật đã giao Vụ Pháp chế (trước

đây là Phòng Pháp chế trực thuộc Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn) thông qua Tổ biên tập dự án Luật là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn

vị, chuyên gia trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ, tham gia tích cực

và có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn trong quá trình sửa đổi, bổ sung và xây dựng Luật bảo vệ và phát

triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI

thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 (Luật số 29/2004/QH11).

Chúng tôi bầy tỏ sự cảm ơn và lòng kính trọng đặc biệt đến đồng chí Lê

Huy Ngọ - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng, nguyên

Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật, Tiến sĩ Cao Đức Phát - Bộ trưởng và các

đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp và thường

xuyên chỉ đạo các hoạt động của Tổ biên tập, phối hợp với các cơ quan của

Quốc hội và Chính phủ để dự án Luật hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng được

các nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng nói riêng và phát triển nông nghiệp và

nông thôn nói chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Yểu – Phó Chủ tịch

Quốc hội, các vị lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và các chuyên gia của Văn

phòng Quốc hội đã giúp đỡ tích cực, có hiệu quả trong quá trình xây dựng Luật

bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phù hợp với hệ thống pháp luật chung của

Nhà nước; đặc biệt cảm ơn ông Cư Hoà Vần – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của

Quốc hội khoá X đã đề xuất sáng kiến sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển

rừng.

Chúng tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học

lâm nghiệp, cán bộ quản lý và những người lao động lâm nghiệp đã giúp đỡ

chúng tôi trong quá trình khảo sát thực tế, đóng góp những cơ sở lý luận khoa

học và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng Luật.

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

5

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Dự án

Hỗ trợ cải cách hành chính lâm nghiệp (REFAS) và các chương trình, dự án quốc

tế khác đã giúp Tổ biên tập hoàn thành các nhiệm vụ khảo sát, hội thảo, biên tập

Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 đúng tiến độ và REFAS đã hỗ trợ tích cực

cho việc xuất bản cuôn sách này.

Trong giai đoạn tiếp theo chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan

tâm giúp đỡ của các quý vị và quý cơ quan để triển khai Luật bảo vệ và phát triển

rừng thực sự đi vào cuộc sống.

Vụ Pháp chế & Tổ biên tập

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

6

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

7

A. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

NĂM 1991

Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số

25/2004/L-CTN công bố Luật bảo vệ và phát triển rừng (Luật số

29/2004/QH11) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam Khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm

2004, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2005. Đây là một đạo luật

quan trọng, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về bảo vệ và phát triển rừng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Nhà nước đã ban

hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) và hệ thống các văn bản

hướng dẫn thi hành Luật. Qua hơn mười hai năm triển khai thực

hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, việc quản lý nhà nước

bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ngày càng

có hiệu lực và hiệu quả. Nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp

để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về rừng và đất lâm

nghiệp trong phạm vi cả nước đã được ban hành và áp dụng. Do

vậy đã hạn chế được tệ chặt phá rừng, khai thác động vật rừng,

thực vật rừng trái phép. Việt Nam đã tham gia Công ước về buôn

bán các động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

(CITES), Công ước đa dạng sinh học, Công ước chống sa mạc hoá

và nhiều điều ước quốc tế khác có liên quan đến rừng và môi

trường, đã từng bước xây dựng và hoàn thiên hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Chính quyền các cấp

nơi có rừng, các ngành chức năng như lâm nghiệp, công an, quân

đội, toà án, viện kiểm sát cùng với chủ rừng và các tổ chức chính

trị - xã hội … đã từng bước đưa công tác quản lý, bảo vệ rừng, giao

đất giao rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản vào nền

nếp; việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được đẩy mạnh.

Rừng đã từng bước được khôi phục, độ che phủ của rừng trên phạm

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

8

vi cả nước tăng từ 28,1% vào năm 1992 lên trên 36,1% vào năm

2003. Tuy nhiên do các nhu cầu của sản xuất và đời sống gia tăng

mạnh mẽ, do sức ép của dân số cũng như tình trạng còn kém phát

triển của kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi, do ý thức pháp

luật và nhận thức về rừng của một bộ phận nhân dân còn chưa cao,

hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ, nên tình trạng phá rừng,

buôn bán trái phép lâm sản, chống người thi hành công vụ bảo vệ

rừng ở một số nơi vẫn gia tăng.

Bước sang thiên niên kỷ mới, tình hình phát triển về kinh tế -

xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, nhiều quy định trong Luật

bảo vệ và phát triển rừng (1991) không còn phù hợp, chưa đáp ứng

được yêu cầu đổi mới của đất nước và công tác quản lý, bảo vệ,

phát triển rừng:

Luật bảo vệ và phát triển rừng được xây dựng trong những

năm đầu của thời kỳ đổi mới. Một số nội dung của Luật vẫn còn thể

hiện tính bao cấp, chưa thể hiện rõ quan điểm và tư tưởng đổi mới

của Đảng chuyển mạnh từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp

nhân dân. Việc phân công trách nhiệm quản lý về rừng cho các cấp,

các ngành chưa phù hợp. Trên thực tế ở nhiều nơi chưa xác định rõ

chủ rừng cụ thể; việc sản xuất, kinh doanh rừng chưa đem lại lợi

ích thiết thực và bền vững cho người dân; đời sống của nhân dân

vùng rừng núi còn gặp nhiều khó khăn … Từ đó, nhiều vấn đề thực

tiễn đặt ra hiện nay đòi hỏi phải được quy định trong Luật để bảo

đảm quản lý rừng bền vững như quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng

rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế.

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, Quốc hội đã ban

hành nhiều luật mới như Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung vào các

năm 1993, 1998, 2001 và gần đây nhất đã ban hành Luật đất đai

năm 2003), Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật bảo vệ môi

trường, Luật Tài nguyên nước, Bộ Luật Hình sự, Luật Doanh

nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Phòng cháy, chữa cháy,

Luật Di sản văn hoá, Bộ Luật Tố tụng hình sự và nhiều luật khác.

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

9

Nội dung quy định trong các luật trên có nhiều điểm mới liên quan

đến bảo vệ và phát triển rừng.

Từ thực tế yêu cầu của công tác bảo vệ và phát triển rừng, cơ

quan quản lý nhà nước các cấp đã ban hành nhiều văn bản dưới

luật, tổ chức thực thi có hiệu quả, nay cần rà soát, hệ thống hoá và

quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng để bảo đảm hiệu lực

pháp lý cao hơn.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng là rất

cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tăng cường quản lý nhà

nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của chủ rừng, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của đất

nước.

Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc sửa đổi Luật bảo vệ

và phát triển rừng là:

Một là thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của

Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp, đồng bộ với Luật đất đai năm 2003 và

các văn bản pháp luật liên quan, phù hợp với chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện

đại hoá là: “Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ

của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và

lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm

cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm

nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định

cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn

nạn đốt phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ

mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ

và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng”

(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội, năm 2001, trang 171)

Hai là kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật bảo vệ

và Phát triển rừng năm 1991, bổ sung những quy định mới đáp ứng

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

10

với những yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với các điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Ba là quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà

nước ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc

bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời xác định cụ thể các loại chủ

rừng và quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của chủ rừng; tạo động lực

kinh tế để thu hút mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, phát triển

rừng; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống

cho đồng bào sống ở vùng rừng núi và người lao động làm nghề

rừng.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng được

triển khai thực hiện từ năm 1999. Thời gian đầu chủ trương chỉ sửa

đổi, bổ sung một số điều. Đến năm 2003 Nhà nước ban hành Luật

đất đai mới, đã sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện và thay thế Luật

đất đai cũ, nên việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng

cũng phải sửa đổi, bổ sung mạnh mẽ, tạo nên sự đồng bộ và thống

nhất pháp lý cao giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và

phát triển rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (sau đây

gọi tắt là Luật 2004) gồm 8 chương, 88 điều. So với Luật bảo vệ và

phát triển rừng năm 1991 (sau đây gọi tắt là Luật 1991), Luật 2004

đã giảm 1 chương và tăng 34 điều. Tất cả các điều trong Luật 2004

đều được sửa đổi, bổ sung, viết lại. Nội dung Luật bảo vệ và phát

triển rừng năm 2004 bao gồm:

Chương 1 - Những quy định chung: gồm 12 điều từ Điều 1

đến Điều 12 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;

phân loại rừng, chủ rừng; quyền của Nhà nước đối với rừng; nội

dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;

nguyên tắc và chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; nguồn tài

chính để bảo vệ và phát triển rừng; những hành vi bị nghiêm cấm.

Chương 2 - Quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển

rừng: gồm 23 điều từ Điều 13 đến Điều 35 quy định về quy hoạch,

kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu

hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; giao rừng cho công công

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

11

dân cư thôn; đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản

xuất là rừng trồng, thống kê và kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài

nguyên rừng; giá rừng.

Chương 3 - Bảo vệ rừng: gồm 9 điều từ Điều 36 đến Điều 44

quy định về trách nhiệm bảo vệ rừng và nội dung công tác bảo vệ

rừng.

Chương 4 - Phát triển rừng, sử dụng rừng: gồm 14 điều từ

Điều 45 đến Điều 58 quy định về nguyên tắc phát triển, tổ chức

quản lý và khai thác sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và

rừng sản xuất.

Chương 5 - Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng: gồm 20 điều

từ Điều 59 đến Điều 78 quy định quyền, nghĩa vụ chung của chủ

rừng cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng loại chủ rừng

khi được giao, được thuê rừng, đất trồng rừng để sản xuất, kinh

doanh lâm nghiệp.

Chương 6 - Kiểm lâm: gồm 5 điều từ Điều 79 đến Điều 83

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ,

chính sách đối với kiểm lâm, việc chỉ đạo, điều hành lực lượng

kiểm lâm.

Chương 7 - Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ và phát triển rừng: gồm 3 điều từ Điều 84 đến Điều 86

quy định việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm và bồi thường

thiệt hại liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 8 - Điều khoản thi hành: gồm Điều 87 và Điều 88

quy định hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật.

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

12

B. NHỮNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA

LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

NĂM 2004

I. Nguyên tắc, chính sách, nguồn tài chính để bảo vệ và

phát triển rừng

1. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam quy định "rừng núi" cùng các tài sản khác mà pháp luật quy

định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Quy định này

hoàn toàn đúng đối với rừng tự nhiên và các rừng khác được gây

trồng, nhận chuyển nhượng … bằng ngân sách nhà nước.

Từ ngày 28 tháng 11 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

đã phát động Tết trồng cây và khởi đầu cho phong trào trồng cây

gây rừng của mọi tầng lớp nhân dân - ngày này (28 tháng 11 hàng

năm) đã được Thủ tướng Chính phủ quy định là Ngày lâm nghiệp

Việt Nam tại Quyết định số 380/TTg ngày 26 tháng 6 năm 1995.

Phong trào trồng cây nhân dân do Bác Hồ phát động đã được toàn

dân hưởng ứng, tạo nên nhiều diện tích rừng không phải do Nhà

nước đầu tư ngân sách để gây trồng, góp phần che phủ đất trống,

đồi núi trọc, phòng hộ, tăng năng suất cây trồng, cung cấp gỗ, củi,

nguyên liệu công nghiệp góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời

sống cho người trồng cây, trồng rừng.

Tuy nhiên rừng là một yếu tố quan trọng của môi trường

sống, ngoài việc cung cấp lâm sản còn có các tác dụng phi thường

khác như chắn gió, chống xói mòn đất, chống cát bay, chống sóng,

điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính …

không chỉ có tác dụng trong từng địa phương mà có ý nghĩa đối với

quốc gia, khu vực và toàn cầu. Do vậy việc xác định các nguyên tắc

bảo vệ và phát triển rừng để điều chỉnh mọi hoạt động có liên quan

là một việc có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ các chính sách và

quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

----------------------------------------------------------------------------- Những sửa đổi cơ bản của Luật bảo vệ và phát triển rừng – năm 2004

13

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 không có điều,

khoản nào quy định về nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng.

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã quy định 5

nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 9 (Nguyên tắc bảo vệ

và phát triển rừng):

Một là các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm

phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an

ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược

phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát

triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý

rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Hai là bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải

bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát

triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên

rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục

hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp

lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng

kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng

cao giá trị sản phẩm rừng.

Ba là việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển

mục đích sử dụng đất và rừng phải tuân theo các quy định của Luật

này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan,

bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

Bốn là bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng;

giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi

trường và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu

dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề

rừng.

Năm là chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình

trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!