Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho
trẻ em
Trẻ em bị sốt là mối lo thường xuyên của mọi nhà, nhất là các gia đình mới sinh con đầu
lòng. Vì quá lo nên nhiều bà mẹ thường dùng thuốc không đúng bệnh, dùng quá liều gây
nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ em bị sốt là mối lo thường xuyên của mọi nhà, nhất là các gia đình mới sinh con
đầu lòng. Vì quá lo nên nhiều bà mẹ thường dùng thuốc không đúng bệnh, dùng quá
liều gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Do vậy, khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần lưu ý những điều sau:
- Thuốc hạ nhiệt tác dụng lên vùng dưới đồi đưa nhiệt độ trở về 37 độ C, làm cho thân
nhiệt trở lại bình thường: thuốc có loại đơn chất (paracetamol) hoặc dưới dạng phối hợp
(với các chất kháng histamin, vitamin B1, C...) cần được xác định rõ trước khi dùng (tên
thuốc, hàm lượng).
- Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều
như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc
bột... Liều dùng thường được xác định là 60 mg/kg/ngày, chẳng hạn, cháu nặng 10 kg,
mỗi ngày có thể dùng 600 mg/ngày, khoảng 15 mg/kg trong 6 giờ hoặc 10 mg/kg trong 4
giờ. Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.
- Tìm nguyên nhân để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài. Trong y tế thường
quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 đến 39 độ C là sốt vừa, từ 39 đến 41 độ C là
sốt cao, trên 41 độ C là rất cao.
- Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc: lau mát chỗ da
mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn
nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol... (nếu sốt cao kéo dài sẽ mất
nước gây co giật), không xoa bằng nước đá, dầu gió.
- Thuốc tác dụng nhanh ở môi trường lỏng, thuốc đạn có tác dụng hiệu quả như thuốc
uống, chỉ nên dùng khi trẻ không uống được (bị nôn, không hấp thụ), thời gian tác dụng
chậm hơn thuốc uống.
- Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành
phần của thuốc (vì vậy, phải xem kỹ thành phần tá dược của thuốc). Thận trọng với bệnh
nhân suy gan, suy thận.