Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Những điều cần chú ý khi kiểm toán BCTC trong điều kiện kinh tế khủng hoảng doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Những điều cần chú ý khi kiểm toán BCTC trong điều kiện kinh tế khủng hoảng
TCKT cập nhật: 02/02/2010
Mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi bước đầu nhưng tình hình kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự có những chuyển biến rõ rệt.
Mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi bước đầu nhưng tình hình kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa thực sự có những chuyển biến rõ rệt. Những bất lợi của điều kiện kinh tế, những rủi ro từ
thay đổi trong quy mô và hoạt động của các doanh nghiệp, những biến động lên xuống của thị trường đang đặt ra rất nhiều
thách thức cho vấn đề tác nghiệp của các kiểm toán viên khi ngày kết thúc năm tài chính 2009, ngày 31/12 đang đến rất
gần.
Tháng 4/2009 vừa qua, Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc đã ban hành thông cáo “Những vấn đề kiểm toán viên cần quan
tâm trong điều kiện kinh tế khủng hoảng”. Trong đó đưa ra những rủi ro nổi trội mà kiểm toán viên sẽ phải chú ý hơn khi
kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009, từ khâu xem xét chấp nhận khách hàng, đến lập kế hoạch kiểm toán và kết thúc
kiểm toán nhằm trợ giúp các kiểm toán viên trong điều kiện kinh tế khủng hoảng. Những vấn đề mà Hội đồng chuẩn mực kế
toán Úc đưa ra không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi quốc gia mà nó cũng là những vấn đề mà nhiều nước khác cũng đang
đối mặt, trong đó có Việt nam. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu và phân tích những rủi ro để nhận diện đúng rủi ro và đưa
ra những hướng giải quyết phù hợp cho kiểm toán cuối năm 2009. Những rủi ro có thể kể đến là:
1.Xem xét chấp nhận khách hàng
Rủi ro đầu tiên mà thông cáo đặt ra là rủi ro từ sự biến động về quy mô và hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2009 là năm
mà nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc cơ cấu lại tổ chức nhằm giảm thiểu lao động dư
thừa. Nhiều công ty sát nhập hoặc nhượng bán lại một phần doanh nghiệp trong khi nhiều công ty có khả năng mất tính
thanh khoản do hàng không bán được, nhưng chi phí vẫn luôn phát sinh. Do đó, trong quá trình xem xét chấp nhận khách
hàng, kiểm toán viên cần phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh, mô hình hoạt động và tính chính trực của bộ máy quản lý
của đơn vị. Đây là việc mà kiểm toán viên ngay trong điều kiện bình thường cũng phải làm cẩn thận. Tuy nhiên trong thời kỳ
kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì kiểm toán viên cần phải đánh giá kỹ hơn những áp lực, thách thức mà doanh nghiệp
đang gặp phải có khả năng ảnh hưởng đến tính chính trực của ban lãnh đạo khả năng xảy ra gian lận và liệu rủi ro kiểm
tóan có thể được giảm thiểu đến mức chấp nhận được. Từ đó kiểm toán viên cân nhắc có nên chấp nhận kiểm toán hay
không, kể cả đối với những khách hàng đã ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm.
2.Tính hoạt động liên tục và rủi ro thanh khoản
Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp vẫn còn dư nợ từ năm trước với lãi suất cao trên dưới 20%
trong khi nhu cầu thị trường vẫn chưa phục hồi. Do đó khi tìm hiểu đơn vị được kiểm toán, kiểm
toán viên cần phải xem xét đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản của công ty, xem xét dự đoán
luồng tiền ra -tiền vào, khả năng thanh toán của công ty với các khoản nợ đến hạn trong vòng 12
tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như xem lại các kịch bản tình huống mà lãnh đạo
doanh nghiệp đặt ra để thử độ giãn (stress test) của tính thanh khoản của công ty có hợp lý không.
Đối với các doanh nghiệp trong năm 2009 được hưởng lợi từ hỗ trợ lãi suất và giảm, giãn thuế thì
việc đưa những điều kiện thuận lợi như vậy làm đầu vào cho việc dự đoán tính thanh khoản cho
các năm sau liệu có hợp lý? Động thái tăng lãi suất cơ bản của NHNN lên 8% từ ngày 01/12/2009
dẫn đến việc cho vay doanh nghiệp của các NHTM cũng sẽ tăng. Liệu điều đó đã được phản ánh
trong kế hoạch hoạt động của DN? Tại Việt Nam, tín dụng tăng trưởng đã quá nóng, tính đến
tháng 11/2009 đã là 33,29%, dẫn đến nhiều tổ chức tín dụng đang thắt chặt cho vay và đẩy lùi
thời hạn giải ngân, do đó kiểm toán viên cần phải xem xét xem liệu việc này có ảnh hưởng đến kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp do thiếu hay chậm vốn hay không.
Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cho phép khách hàng trả chậm thì kiểm toán viên cần phải
xem xét đến rủi ro tín dụng mà doanh nghiệp có khả năng gặp phải từ những khoản phải thu
thương mại này vì nó sẽ ảnh hưởng đến luồn tiền vào từ hoạt động bán hàng/dịch vụ. Đánh giá
được rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp là một việc làm rất quan trọng trong việc xác định xem
doanh nghiệp có khả năng hoạt động liên tục hay không. Do đó, trong điều kiện khủng hoảng tài
chính, kiểm toán viên cần phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu như ngân hàng yêu cầu đối tượng
được kiểm toán phải bổ sung tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng đã từng có quan hệ lâu dài nay
đột nhiên chấm dứt quan hệ tín dụng, doanh nghiệp bị phạt do vi phạm các điều khoản của hợp
đồng cho vay, khách hàng hoặc nhà cung cấp quan trọng chấm dứt quan hệ kinh doanh, hợp tác;