Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Ngân hàng điện tử và cuộc chiến với nỗi sợ mơ hồ doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngân hàng điện tử và cuộc chiến với nỗi sợ mơ hồ
An toàn là nhất
Vấn đề mà khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra e ngại khi sử dụng các dịch vụ ngân
hàng điện tử - như giao dịch qua Internet (Internet Banking), qua điện thoại di
động (Mobile Banking), hay giao dịch qua tin nhắn (SMS Banking) - là nỗi lo bị
hacker... "hỏi thăm".
Do vậy, hầu hết các công nghệ ngân hàng điện tử hiện nay đều đang cố gắng giải
quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật tài khoản và đảm bảo an toàn trong giao
dịch.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng hệ thống bảo mật 3 lớp với các
giao dịch online, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu (do ngân hàng cấp lần đầu và
người tiêu dùng có thể tự thay đổi theo cài đặt riêng) và mã bảo mật (mật khẩu sử
dụng một lần).
Thêm vào đó, việc sử dụng thiết bị bảo mật "cứng" (Hard Token) cũng giúp tăng
tính xác thực của mật khẩu, khiến các giao dịch ngân hàng điện tử trở nên an toàn
gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, Hard Token lại có một nhược điểm là không thực sự
tiện dụng (người dùng phải mang theo người), giá thành khá cao (khoảng 15
USD/thiết bị) và dễ có khả năng vỡ, hỏng… trong quá trình sử dụng.
Phần mềm bảo mật (Mobile Token) hiện tuy ít phổ biến hơn, nhưng cũng đã bắt
đầu được các ngân hàng như Ngân hàng Quân đội (MB) ứng dụng và cũng đã
được người tiêu dùng chấp nhận và ưa thích, do các ưu điểm: độ an toàn ngang
ngửa Hard Token, thuận tiện hơn, chi phí thấp, không cần đầu tư và chăm sóc thiết