Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN“Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN
“Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm –
Thành phố Hải Phòng"
1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch:
Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng
điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá, đào tạo và
nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một
đầu mối giao thông quan trọng của Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính
chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về
mặt an ninh quốc phòng.
Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được Chính
phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001 - Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy
mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 người và các đô thị vệ
tinh là : An Lão, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn, Núi Đèo, Minh Đức, Cát Bà có quy
mô 250.000 người, đồng thời xác định trung tâm mới của thành phố Hải Phòng
tại khu đô thị Bắc sông Cấm. Việc nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc
sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không
gian đô thị Hải Phòng, là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm từng bước đặt tiền
để đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phòng khang trang, hiện đại đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu:
Làm cụ thể hoá và làm chính xác các quy định của đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố đối với khu vực nghiên cứu.
Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng nhằm
mục tiêu phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ
thống trung tâm thành phố theo định hướng phát triển không gian đô thị.
Xây dựng khu đô thị thành một quận mới hiện đại và bền vững, có môi
trường sống làm việc nghỉ ngơi thuận lợi, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ góp phần phát triển đô thị Hải Phòng thành đô thị trung tâm cấp quốc
gia.
Nhằm thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật xã hội của thành phố trong
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1.3. Thành quả của quy hoạch:
Khu đô thị Bắc sông Cấm hình thành sẽ đem lại cho thành phố Hải Phòng
những thành quả sau đây:
Một khu trung tâm hành chính chính trị của thành phố tương xứng với tầm
cỡ của một đô thị loại I, phù hợp với định hướng phát triển của Hải Phòng.
Đem lại một tiêu chuẩn sống tiện nghi cho một bộ phận dân cư hiện hữu
tại khu vực Thuỷ Nguyên với toàn bộ cơ sở hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn đô
thị loại I.
Tạo ra một không gian hoạt động thương mại dịch vụ cho thành phố Hải
Phòng, tạo động lực phát triển kinh tế cho thành phố cảng.
Hình thành một quỹ đất ở mới cho việc phát triển đô thị Hải Phòng theo
quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Hình thành một khu vực hoạt động mang tính quốc tế với những trung tâm
giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và công nghệ cao cho thành phố.
Hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí cho
thành phố nói riêng và cho toàn miền cũng như khách quốc tế.
Hải Phòng sẽ có được một nguồn lợi đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, là động lực thu hút những nguồn vốn
đầu tư khác, đem lại nhiều việc làm cho dân cư khu vực.
CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
1.1. Phạm vi nghiên cứu:
Khu đô thị Bắc sông Cấm có quy mô nghiên cứu 3.487 ha bao gồm một
phần diện tích của các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung
Hà, Thuỷ Triều và dảo Vũ Yên, phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo – Thuỷ Nguyên.
- Phía Đông giáp xã Lập Lễ và sông Bạch Đằng.
- Phía Nam giáp sông Cửa Cấm.
- Phía Tây giáp xã Lâm Động – Thuỷ Nguyên.
1.2. Điều kiện tự nhiên:
1.2.1. Địa hình:
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương dối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất
sản xuất nông nghiệp và hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản có cao độ bình quân như
sau:
+ Đất canh tác có cao độ bình quân 2.5 – 3 m.
+ Đất thổ cư có cao độ bình quân khoảng 3,5 m.
1.2.2. Khí hậu:
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,6oC
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 16,8oC
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) 29,4oC
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39,5oC
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6,5oC
b. Mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.497,7 mm (đo tại Hòn Dấu ).
- Số ngày mưa trong năm: 117 ngày.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với
lượng mưa 352 mm.
- Lượng mưa một ngày lớn nhất quan trắc được ngày 20/11/1996:
434,7mm (tại Hòn Dấu ).
c. Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1: 80%.
- Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9: 91%.
- Độ ẩm trung bình trong năm là 83%.
d. Gió: hướng gió thay đổi trong năm
- Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc.
- Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông
Nam.
- Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7-10, đột xuất có bão cấp 12.
- Tốc độ gió lờn nhất quan trắc được là 40m/s.
e. Thuỷ văn:
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chế độ thuỷ văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều. Tính chất của
thuỷ triều là nhật triều thống nhất với hầu hết số ngày trong tháng. Trong một
ngày thuỷ triều cúng thay đổi từng giờ theo chu kì với biên độ dao động 2,5-
3,5m.
- Mạng lưới sông ngòi và kênh mương trong vùng tương đối dày đặc
- Sông Cấm là đoạn cuối cùng của sông Kinh Thầy, một nhánh chính của
sông Thái Bình:
+ Rộng khoảng 500-600m.
+ Sâu 6-8m, chỗ sâu nhất là 24m.
- Lưu lượng nước chảy ra biển lớn nhất là 1860 m3
/s, nhỏ nhất là 178 m3
/s.
Lưu lượng nước chảy từ biển vào do nước triều lên lớn nhất là 1140 m3
/s, nhỏ
nhất là 7 m3
/s. Bình quân hàng năm sông Cấm đổ ra biển 10-15 triệu km3
nước
và trên dưới 2 triệu tấn phù sa. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa là 3-4m và
thấp nhất vào mùa khô là 0,2- 0,3m.
1.2.3. Địa chất công trình:
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa chất bồi
tính đệ tứ gồm lớp sét, á sét, á cát, cát, bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu.