Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Thực trạng và những biện pháp
chủ yếu nhằm phỏt triển kinh tế
làng nghề ở Hải Phòng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi
xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự
chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta đi tắt đón đầu,
tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước khác. Con đường mà chúng ta đã
xác định là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nội dung quan
trọng của công cuộc Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là Công nghiệp hoáhiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng
nghề. Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế- văn hoá xã hội
của nông thôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế làng nghề gắn liền với ngành nghề
truyền thống, với trung tâm cụm xã có hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ phi nông nghiệp. Theo đường lối chiến lược đó các làng nghề là một thực
thể kinh tế ở nông thôn, là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn
và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là một bộ phận quan trọng ttrong công
cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn. Việc đẩy mạnh sự phát triển của các
làng nghề nói riêng và các ngành nghề nông thôn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng
đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói giảm nghèo,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ...Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề, do những
yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Có
nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh, có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế
nông thôn trong khu vực và có những ảnh hưởng tốt đến cả những khu vực lân cận,
tạo nên các cụm làng nghề và hình thành sự phân công chuyên môn hoá. Lại có
những làng nghề gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy và
khôi phục phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, là việc
làm phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp không
nhiều, hơn nữa lại cũng không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Do đó để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế thành phố thì phát triển ngành nghề nông thôn là vấn đề rất quan trọng và
cần thiết. Thành phố Hải Phòng cũng đã có định hướng và nhiều văn bản chi tiết
hướng dẫn, đôn đốc tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn phát triển. Nhờ đó,
đến nay làng nghề Hải Phòng cũng đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, để
phát triển làng nghề theo hệ thống một cách có khoa học và đạt được hiệu quả kinh
tế- xã hội lâu dài, thì Hải Phòng cần phải có một hệ thống giải pháp phù hợp với điều
kiện hiện nay hơn nữa.
Đề tài “Thực trạng và những biện phỏp chủ yếu nhằm phỏt triển kinh tế
làng nghề ở Hải Phũng” đi sâu phân tích thực trạng kinh tế làng nghề của Hải
Phòng, đánh giá những lợi thế và những khó khăn của làng nghề hiện nay đề tài
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển và khôi
phục kinh tế làng nghề ở Hải Phòng, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn Hải
Phòng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn trực
tiếp của PGS.TS Hoàng Việt- Khoa KTNN & PTNT. Em xin gửi lời cảm ơn chân
Hoàng Việt và các thày cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do
trình độ còn hạn chế nên đề tài có thể còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự
đóng góp, phê bình của các thày cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu, phân tích những số liệu thực tế, những
thông tin về hoạt động của các làng nghề Hải Phòng trong những năm gần đây để rút
ra những thuận lợi cũng như những khó khăn, tồn tại trong phát triển kinh tế làng
nghề tại Hải Phòng. Trên cơ sở đó, đề tài tiếp tục đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kinh tế làng nghề Hải Phòng trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng một số phuơng pháp nghiên
cứu như sau:
*Phương pháp chuyên gia, thảo luận:
Tiến hành trao đổi với các chủ đơn vị sản xuất nhằm phát hiện những vướng
mắc, tồn tại trong sản xuất. Trao đổi thảo luận với các chuyên gia, các thày cô giáo
trong khoa Kinh tế NN &PTNT để tìm giải pháp phát triển...
* Phương pháp thống kê
Thực hiện thống kê số liệu, phân tổ thống kê, phương pháp số bình quân, số
tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất của các làng nghề
* Phương pháp điều tra
Quá trình điều tra sử dụng các mẫu biểu thống kê, bảng câu hỏi phỏng vấn với
các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng
Thu thập các thông tin đã qua xử lý tại các tài liệu, niên giám thống kê và số
liệu của Sở NN & PTNT Hải Phòng.
CHƯƠNG 1
MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ LÀNG NGHỀ
Khái niệm và đặc điểm của làng nghề:
1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Để tìm hiểu khái niệm làng nghề chúng ta cần chú ý đến hai yếu tố cấu tạo nên
làng nghề đó là làng và nghề. Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất định
mà tại đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Nghề là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp diện ra tại khu vực nông thôn mà lao động trong các nghề
này thường được tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập.
Hiện nay vẫn chưa có những đánh giá tiêu chuẩn xác định làng nghề thống
nhất. Đối với từng địa phương và từng đợt nghiên cứu khác nhau có thể có những
tiêu chí khác nhau để xác định làng nghề. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn,
làng nghề nông thôn của Hải Phòng được xác định theo quy định tạm thời của Cục
Chế biến nông lâm sản và Ngành nghề nông thôn ( trực thuộc Bộ NN & PTNT), là
đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Theo đó, làng
nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới
mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân
trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35- 40% số hộ trở lên có tham
gia hoạt động ngành nghề ( thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của
các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản
lượng của địa phương.
Nghề truyền thống là các nghề thủ công nghiệp có từ trước thời Pháp thuộc
đến nay (từ khi hình thành đến nay khoảng hơn 100 năm trở lên). Các nghề này được
truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn và hoàn thiện qua nhiều thế hệ làm
nghề. Các nghề truyền thống cũng bao gồm cả những nghề có được cải tiến hoặc sử
dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công
nghệ truyền thống.
Bên cạnh khái niệm về làng nghề truyền thống còn có khái niệm về làng nghề
mới. Đó là những làng nghề mới được hình thành do phát triển từ những làng nghề
truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt
trong khu vực. Sự xuất hiện và phát triển của các làng nghề này cũng mang những ý
nghĩa tích cực đối với đời sống khu vực kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế
thành phố nói chung.
Khi nói đến một làng nghề, ta không chỉ chú ý đến các mặt đơn lẻ mà phải chú ý
đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ
thống, toàn diện của làng nghề đó. Trong đó, yếu tố quyết định là sản phẩm và kỹ
thuật sản xuất. Làng nghề là một trung tâm sản xuất hàng hoá, nơi quy tụ nhiều nghệ
nhân, thợ giỏi và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu
đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có những
ước chế gia tộc và xã hội ( đối với một số làng nghề truyền thống). Sản phẩm của
làng nghề làm ra chẳng những có tính thiết dụng mà hơn thế, một số sản phẩm còn
là loại hàng hoá tinh xảo, nghệ thuật, mang nhiều giá trị văn hoá và tinh thần. Vai
trò, tác động của làng nghề đối với đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội là rất tích quan
trọng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn.
Ở nông thôn nước ta, trong các hộ tiểu nông ngoài việc sản xuất nông nghiệp là
chính trong những lúc nông nhàn người nông dân còn tham gia những công việc có
tính phụ trợ như đan lát, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... Đây có thể coi là sự kết hợp
hữu cơ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nó nằm trong cơ cấu
mà Các Mác gọi là “ Phương thức sản xuất Châu Á”. Những người thợ thủ công hay
thương nhân này thực chất vẫn là nông dân, vẫn thực hiện cái công việc chính yếu
của nhà nông. Do đặc điểm này mà Lê-nin đã nhận xét: “Công nghiệp gia đình là cái
phụ thuộc tất nhiên của kinh tế tự nhiên mà những tàn dư hầu như vẫn luôn rớt lại ở
những nơi nào có tiểu nông... và đứng về mặt là một nghề nghiệp thì công nghiệp
vẫn chưa tồn tại dưới các hình thức đó: ở đây, nghề thủ công với công nghiệp chỉ là
một mà thôi.”
Do sự phát triển của nền kinh tế, nghề thủ công dần dần tách ra khỏi nông
nghiệp và quay lại phục vụ cho nông nghiệp. Khi đó một số thợ thủ công không còn
làm nghề nông nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê, lao động sinh sống trên làng quê
và hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống cho khu vực này. Số
người tách khỏi ruộng đồng ngày càng lớn. Họ chuyển hẳn sang làm nghề thủ công
và tồn tại, sinh sống bằng nghề đó. Theo đó, các làng có số người làm nghề tăng lên
và trở thành làng nghề. Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần, tồn tại cố
định của một hay nhiều nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề thủ công truyền thống
được bảo tồn, hoạt động và phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề hay ở nhiều
làng nghề, vùng nghề. Điều này xuất phát và do đó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ,
tính thiết thực của các nghề thủ công lâu đời ở nước ta. Đối với các làng nghề mới,
sự hình thành không qua khoảng thời gian lâu dài như vậy nhưng các làng nghề mới
cũng xuất phát do những nhu cầu cấp thiết mà trước hết là nhu cầu của khu vực nông
thôn. Sản phẩm của các làng nghề tạo ra đầu tiên là nhằm phục vụ khu vực nông
thôn, vì đòi hỏi của khu vực nông thôn cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày. Lượng
lao động làm một hay một số nghề trong phạm vi làng tăng làm hình thành lên các
làng nghề mới. Mà trong đó những người lao động cũng có gốc là nông dân, thậm
chí vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cũng như đối với làng nghề truyền thống,
sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật đào tạo... giữa các hộ sản xuất đã
tạo nên làng nghề ngay trên đơn vị cư trú của họ. Cái ban đầu thúc đẩy người nông
dân làm việc trong các ngành nghề nông thôn (bao gồm cả nghề truyền thống và
nghề mới) đó là phần thu nhập đáng kể do các ngành nghề nông thôn đem lại. Nó
chứng tỏ hiệu quả của làng nghề đối với việc phát triển nông thôn.
Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu sau:
-Có nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, nghệ nhân này được suy tôn là tổ
nghề.
-Từ một số cá nhân hay gia đình dòng họ có những kỹ năng và có sự sáng tạo
nhất định
-Do những người đi nơi khác học sau đó truyền lại nghề
-Do chủ trương của địa phương khuyến khích phát triển nghề phụ, phục vụ cho
đời sống xã hội và cải thiện đời sống nông dân.
-Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề
khác, tạo ra một cụm làng nghề, xã nghề ở vùng lân cận.
Tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi ngành nghề, sản phẩm cũng như chất lượng của
sản phẩm và tuỳ theo nhu cầu thị trường... mà mỗi làng nghề có một con đường hình
thành khác nhau như đã nêu trên. Tuy nhiên, sự tồn tại của làng nghề có bền vững
hay không, có đạt được hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
trong đó có cả những yếu tố chủ quan và khách quan đối với các làng nghề.
Hải Phòng, một thành phố trẻ mới thành lập hơn 100 năm ( từ năm 1888) nhưng
người nông dân xa xưa cũng đã có truyền thống sản xuất thủ công nghiệp. Từ cuối
thế kỷ XIX đến nay, Hải Phòng đã có trên 60 làng nghề truyền thống với trên 20
ngành nghề khác nhau. Đó là những ngành nghề truyền thống đã từng có tên tuổi
trong cả nước như nghề dệt ( Cổ Am- Vĩnh Bảo), nghề điêu khắc, sơn mài (Bảo HàVĩnh Bảo), nghề ươm tơ dệt lụa (Lương Quy-An Hải)... Những ngành nghề này đã
có khoảng thời gian phát triển rất thịnh vượng nhưng do những biến động của thời
gian cùng nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên hầu hết các làng nghề
này bị mai một và đi vào lịch sử. Chỉ có một số nhỏ các làng nghề còn giữ được
nghề, tiếp tục tồn tại cho đến nay, còn các làng nghề khác, hoặc bỏ nghề, hoặc
chuyển đổi nghề khác phù hợp với nhu cầu thị trường hơn. Từ đó phát sinh các làng
nghề mới với những ngành nghề mới như vận tải, vật liệu xây dựng... Tuy nhiên hầu
hết các làng nghề này chỉ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế không cao.
Những năm gần đây, do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước và Thành
phố đã khuyến khích được nhiều ngành sản xuất trong nông nghiệp- nông thôn, nhất
là ngành sản xuất có sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông