Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ doc
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
531.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1804

Tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Luận văn

THỰC TRẠNG CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

KINH TẾ

2

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ

I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

1.Nhận thức chung về cơ cấu kinh tế

1.1.Khái luận về cơ cấu kinh tế

Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái

niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “ cơ

cấu”. Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ

lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu

hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau

của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật

hiện thượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Vì thế khi

nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.

Ở trên là khái niệm về cơ cấu, cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc

dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ

phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp

cận khi nghiên cứu.

Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể

hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của

nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác

qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện

kinh tế -xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định.

Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ

cấu xã hội và chế độ xã hội.

Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy

đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt

chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian

nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả

về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với

mục tiêu được xác định của nền kinh tế.

Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu

của cơ cấu kinh tế đó là các vấn đề:

Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của

một quốc gia.

Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành

hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.

3

Các mối quan hệ thương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu

tố hướng vào các mục tiêu đã xác định.

Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm

trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu

cơ cấu. Cho nên dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào cũng có thể thấy rằng.

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất

lượng, số lượng giữa các bộ phận cơ cấu thành đó trong một thời gian và

trong những điều kiện kinh tế -xã hội nhất định.

1.2. Những đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế hình thành một cách khách quan: do trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Một cơ cấu kinh tế

mới trong từng thời kỳ bao giờ cũng dựa vào cơ cấu kinh tế của thời kỳ

trước để lại. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự

hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ

quyết định tính đặc thù về cơ cấu kinh tế của vùng, nước. Do vậy cơ cấu

kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển, nhưng những biểu

hiện cụ thể phải thích ứng với điều kiện của từng vùng, từng nước về điều

kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử. Không có một cơ cấu mẫu chung cho mọi

phương thức sản xuất, mọi vùng kinh tế hược đại diện chung cho nhiều nước

khác nhau; cũng không thể nóng vội, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

không phù hợp với yêu cầu và khả năng. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và

cần thiết phải lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát

triển.

Cơ cấu kinh tế không thể cố định mà phải có sự biến đổi điều chỉnh và

chuyển dịch cho thích hợp với sự biến đổi các điều kiện kinh tế – xã hội và

tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh

tế. Cơ cấu kinh tế luôn luôn vận động phát triển và chuyển hoá cho nhau

theo hướng ngày càng hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế cũ chuyển dịch dần dần và

ra đời cơ cấu mới thay thế nó. Cơ cấu mới, sau một thời gian lại trở nên

không phù hợp. Cứ thế cơ cấu kinh tế vận động biến đổi không ngừng từ

đơn giản đến phức tạp, từ đơn điệu đến đa dạng và thêm hoàn thiện.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình. Không phải cơ cấu kinh

tế được hình thành ngay một lúc và lập tức thay thế cơ cấu cũ. Quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải là một quá trình tích luỹ về lượng, thay đổi

về lượng đến một mức nào độ nhất định mới dẫn đến thay đổi về chất. Trong

quá trình đó, cơ cấu cũ thay đổi dần dần và chuyển sang cơ cấu mới. Quá

trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự

tác đọng trực tiếp rất quan trọng của các chủ thể lãnh đạo và quản lý.Sự

nóng vội hay bảo thủ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có hại đối

4

với sự phát triển của nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất thiết

phải là một quá trình nhưng không phỉa và không thể là một quá trình tự

phát với cac bước tuần tự, mà ở đó con người bằng nhận thức vượt trước và

am hiểuthực tế sâu sắc hoàn toàn có thể tạo ra những tiền đề, tác đọng cho

quá trình đó diễn ra nhanh hơn theo đúng hướng. Quan trọng là quá trình đó

bắt đầu từ đâu, dùng những biện pháp nào để bắt đầu, gây được tác động lan

truyền trong tổng thể nền kinh tế.

2.Phân loại cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng; muốn nắm vững được

bản chất cơ cấu kinh tế và thực thi giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh

tế có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế. Mỗi một

loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và các cách mà

chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Nền

kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu

khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh

tế. Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của

nền kinh tế quốc dân bao gồm:

2.1. Cơ cấu ngành kinh tế:

Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ

giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh

phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích cơ cấu ngành của một

quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:

Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngư nghiệp.

Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng

Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch. . .

Chúng ta cần nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm tìm ra cách thức duy trì tính

tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung cao nguồn lực

có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của

toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất.

2.2.Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế:

Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội

và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu vùng -lãnh thổ lại được hình thành

chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu vùng - lãnh

thổ kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một hệ thống

nhất và đều là biểu hiện cuả sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu vùng lãnh

thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế.

Trong cơ cấu vùng -lãnh thổ kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong

5

điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh những

mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động

kinh tế. Thông thường cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị

và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế

đồng bằng và miền núi.

2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế:

Nếu như phân công lao động sản xuất đã là cơ sở hình thành cơ cấu ngành

và cơ cấu lãnh thổ - vùng, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành

phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu

ngành kinh tế và cơ cấu vùng - lãnh thổ. Sự tác động đó là biểu hiện sinh

động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. Loại cơ cấu

này phản ánh các mối quan hệ giữa con người trong quá trình sản xuất sản

xuất trong đó nổi bật lên hàng đầu là quan hệ sở hữu đối với các tư liệu sản

xuất. Mô hình chung về số lượng thành phần kinh tế trong nền kinh tế các

nước bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn

hợp. Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này thường không giống nhau. Điều

này tạo ra tính đặc thù trong chiến lước phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

cũng như trong mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia.

Trên đây là ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế trong đó cơ cấu

ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả cơ cấu ngành và thành phần kinh

tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ

và trên phạm vi cả nước. Mặt khác việc phân bố không gian vùng một cách

hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần

kinh tế trên vùng, lãnh thổ kinh tế.

Ngoài ba cơ cấu cơ bản trên còn có các cơ cấu sau:

2.4.Cơ cấu xuất nhập khẩu:

Đó là loại cơ cấu phản ánh mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa xuất

khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế. Ngày nay xu hướng

hội nhập để phát triển, không còn tồn tại nền kinh tế tự cung tự cấp trong

phạm vi một quốc gia mà mọi nền kinh tế đều có sự trao đổi lẫn nhau để

phát huy cao nhất lợi thế so sánh, cũng như khắc phục những điểm yếu trong

quá trình phát triển. Bởi vậy cơ cấu xuất nhập khẩu được xem như là tất yếu

khách quan của mọi nền kinh tế. Theo tiến trình chung có tính quy luật mà

mỗi nước phải trải qua trong quá trình chuyển đổi loại cơ cấu này là đi từ

nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, tiếp theo sản xuất thay thế nhập khẩu, cuối

cùng là phát triển nền kinh tế theo định lượng xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu

chiếm tỷ trọng cao.

2.5.Cơ cấu công nghệ sản xuất:

6

Phản ánh số lượng và tỷ lệ các loại cộng nghệ đang và sẽ sử dụng trong nền

kinh tế. Một nền kinh tế thường sử dụng những loại công nghệ khác nhau:

công nghệ kém hiện đại, công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ

sử dụng nhiều lao động, sử dụng ít lao động, công nghệ sạch, công nghệ gây

ô nhiễm. Vai trò, vị trí quan hệ tương hỗ và tỷ lệ giữa các loại công nghệ nói

trên trong quá trình phát triển nền kinh tế tạo thành cơ cấu công nghệ của

nền kinh tế đó.

2.6.Cơ cấu kết cấu hạ tầng:

Nền kinh tế quốc dân muốn phát triển phải có cơ cấu hạ tầng hợp lý, cơ cấu

kết cấu hạ tầng của nền kinh tế là số lượng, quan hệ tỷ lệ, vị trí, vai trò của

các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Thuộc các ngành cơ sở hạ

tầng kỹ thuật có ngành điện, giao thông, nước, thông tin liên lạc, các ngành

thuộc cơ sở hạ tầng xã hội gồm: giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, pháp lý.

Ngoài các loại cơ cấu kinh tế kể trên còn có nhiều loại cơ cấu khác nữa

nhưng trong phạm vi bài viết xin được chỉ nêu những cơ cấu cơ bản có sự

ảnh hưởng lớn đến cơ cấu ngành mà thôi.

3. Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh

tế các nước. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì phải hợp lý,

tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại không một nền kinh tế nào chỉ

dựa vào nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho

phép khai thông tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong

ngoài nước.

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sao cho

thích nghi với quá trình phát triển là điểm mấu chốt, có tính chất quyết định.

Vấn đề đặt ra là chuyển dịch như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Nói đến quá

trình phát triển kinh tế người ta thường quan tâm đến hiệu quả sử dụng các

nguồn lực hiện có, sự gia tăng các nguồn lực sản xuất theo thời gian và cách

thức phân phối sản phẩm và thu nhập cho các nhân tố sản xuất. Còn khi nói

đến cơ cấu của một nền kinh tế, ta thường quan tâm đến các thành phần có ý

nghĩa cơ bản, tồn tại lâu dài, là cơ sở cho những biến đọng có tính chất

thường xuyên trong đời sống kinh tế.Cơ cấu xã hội và kinh tế là cơ sở cho

những nhân tố quyết định phúc lợi vật chất của nhân dân.

Việc hình thành cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hai quá trình tự phát và có

kế hoạch. Ngày nay để được thực hiện được mục tiêu tổng quát trong phát

triển kinh tế, chính phủ các nước chủ động xác định cơ cấu kinh tế trong

chiến lước phát triển của mình, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế luôn là trọng

tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế các nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!