Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THỊ CẦM
THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ NÂU
(Scatophagus argus Linnaeus, 1766) TRONG BỂ
Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THỊ CẦM
THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ NÂU
(Scatophagus argus Linnaeus, 1766) TRONG BỂ
Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. LÝ VĂN KHÁNH
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2009
iii
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy Lý Văn Khánh đã hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài trong suốt
thời gian qua.
Thầy Trần Ngọc Hải và tất cả các thầy cô và các anh chị thuộc Bộ môn Kỹ
thuật nuôi Hải sản đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Các thầy cô và các anh chị thuộc Khoa Thủy sản đã dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em thực hiện xong đề
tài.
Các bạn lớp Nuôi trồng Thủy sản khóa 31 đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
iv
TÓM TẮT
Cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là loài thủy sản nước lợ có tiềm
năng kinh tế hiện nay và là loài cá rộng muối có thể thích nghi với các độ mặn khác
nhau (0-30‰). Thí nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong
bể ở các độ mặn khác nhau nhằm t ìm ra độ mặn thích hợp cho sự tăng trưởng và tỉ
lệ sống của cá nâu. Thí nghiệm đ ược bố trí với 7 nghiệm thức độ mặn (0, 5, 10, 15,
20, 25 và 30‰), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và được bố trí trong hệ thống lọc
tuần hoàn, sục khí liên tục. Cá thí nghiệm từ nguồn cá sinh sản nhân tạo có khối
lượng trung bình 1,7 g/con (2 tháng tuổi) ở độ mặn ban đầu 15‰ và được thuần hóa
5‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn để thí nghiệm. Sau 3 tháng nuôi với thức ăn công
nghiệp 37,8% đạm. Kết quả cá nâu tăng trưởng tốt nhất là ở nghiệm thức 5‰ (11,3
g/con) và chậm nhất là ở nghiệm thức 0‰ (5,66 g/con). Tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối về khối lượng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (0,13 g/ngày) và chậm nhất là ở
nghiệm thức 15‰ (0,02 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng nhanh
nhất là ở nghiệm thức 5‰ (1,43 %/ngày) và chậm nhất là ở nghiệm thức 15‰
(0,27 %/ngày). Tỉ lệ sống trung bình cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (96,4%) và 5‰
(95,5%) và thấp nhất là ở 30‰ (45,9%). Kết quả này cho thấy cá nâu (Scatophagus
argus Linnaeus, 1766) tốt nhất nên nuôi ở độ mặn 5‰ với sự tăng trưởng tốt và tỉ
lệ sống cao.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC...............................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... viii
PHẦN I: GIỚI THIỆU.............................................................................................1
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NÂU ................................................................3
2.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại...................................................................3
2.1.2 Đặc điểm phân bố ....................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng...............................................................................5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng...............................................................................6
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ...................................................................................6
2.1.6 Các bệnh thường gặp ở cá nâu .................................................................7
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỈ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT
SỐ LOÀI CÁ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN...........................................7
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................9
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................9
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................9
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................9
3.2.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................9
3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................11
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................12
4.1 Yếu tố môi trường nước trong 3 tháng nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau .12
4.1.1 Nhiệt độ.................................................................................................12
4.1.2 pH..........................................................................................................13
4.1.3 N-NH4
+
..................................................................................................13
4.1.4 N-NO2
-
...................................................................................................13
4.2 Tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các đ ộ mặn khác nhau ...............14
4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng.....................................................................14
4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài .......................................................................15
4.2.3 Tăng trưởng về chiều cao .......................................................................16
4.3 Mối tương quan giữa khối lượng, chiều dài và chiều cao cá nâu sau 3 tháng
nuôi ở các độ mặn khác nhau .............................................................................17
4.3.1 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài........................................17
4.3.2 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu ............................18
4.3.3 Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu ...............................18
4.4 Tốc độ tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau .....19
4.4.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng ..........................................................19
4.4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều cao ............................................................21
4.5 Tỷ lệ sống của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau ..................22
4.6 Sự phân đàn của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau ...............23
4.6.1 Sự phân đàn về khối lượng.....................................................................23
4.6.2 Sự phân đàn về chiều dài .......................................................................24