Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận Văn: Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho việt nam doc
MIỄN PHÍ
Số trang
56
Kích thước
462.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1823

Tài liệu Luận Văn: Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho việt nam doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho Việt Nam

Luận Văn

Sự cần thiết phải thành

lập công ty mua bán nợ

cấp quốc gia cho việt nam

SV: Nguyễn Văn Tiến 1

Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho Việt Nam

Lời mở đầu

Tình hình nợ xấu của Việt Nam tính đến tháng 9/2012 do các ngân hàng

báo cáo là 4,93%, còn do NHNN công bố là 8,6% tương đương là trên 202 ngàn

tỷ đồng . Con số này tuy không quá lớn nếu so sánh với những nước cũng đã

từng mắc căn bệnh tương tự như Thái Lan, Hàn Quốc… nhưng là rất đáng lo

ngại, nguyên do là vì nợ xấu đã liên tục tăng trong nhiều năm qua. Cùng với bối

cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô, nhiều vấn đề nội tại của nền kinh tế và bản thân hệ

thống ngân hàng được đặt lên bàn mổ xẻ, đây thực sự là một khối u cần phải gỡ

bỏ. Riêng về vấn đề giải quyết nợ xấu cũng có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều biện

pháp có thể triển khai. Điều quan trọng đối với Việt Nam là cần lựa chọn phương

án phù hợp với tình hình đất nước và có những xử lý quyết liệt để tránh nợ xấu

quay trở lại trong tương lai. Thời điểm hiện tại nước ta cũng đã có một công ty

chuyên về mua bán nợ xấu trực thuộc bộ tài chính là Công ty Mua, bán nợ và tài

sản tồn đọng của doanh nghiệp, lấy tên quốc tế là Debt and Asset trading

Company hay còn gọi tắt là DATC, với số vốn điều lệ ban đầu là 2000 tỷ đồng

được hình thành từ nguồn NSNN và các nguồn hợp pháp khác cấp. DATC chính

thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 với con dấu riêng, có tài

khoản tại kho bạc NN, tài khoản tại các NHTM trong và ngoài nước, trụ sở chính

của công ty tại số 4, ngõ Hàng Chuối 1, phố Hàng Chuối, phường Phạm Đình

Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cùng với đó tại các NHTM hầu như cũng đều

đã thành lập các công ty mua bán nợ cho riêng mình, nhưng với nguồn vốn còn

eo hẹp, kinh nghiệm và chuyên môn chưa nhiều nên thời điểm hiện tại chưa có

khả năng giải quyết hết số nợ xấu nói trên. Đòi hỏi nhà nước, chính phủ phải có

phương án thích hợp để giúp các NHTM cũng như nền kinh tế giải quyết dứt

điểm số nợ xấu đó, giúp lưu thông nguồn vốn chết để các doanh nghiệp, NHTM

có nguồn vốn tái sản xuất, đầu tư phát triển. Việc thông qua Đề án thành lập

Công ty Mua bán nợ quốc gia như một cú huých cho nền kinh tế phát triển trong

thời điểm nợ xấu chồng chất,thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán

đứng im, ảm đạm như hiện nay.

SV: Nguyễn Văn Tiến 2

Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho Việt Nam

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ

NỢ TỒN ĐỌNG

1.1. Khái quát về vay nợ của nền kinh tế

1.1.1. Khái niệm vay nợ

“Nợ”: là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi để chỉ về các khoản

phải trả và thường dùng trong trường hợp các khoản nợ về tài sản. Một khoản nợ

thường được xác định bởi các yếu tố: chủ nợ, khách nợ, thời hạn thanh toán, lãi

suất, giá trị khoản nợ, tài sản thế chấp, tín chấp, … Có nhiều loại nợ nhưng tụ lại

thì có 4 kiểu cơ bản: vay nợ, nợ tập đoàn, trái phiếu và giấy hẹn trả tiền.

“Vay nợ”: là hoạt động nhằm phát sinh các khoản nợ, được hình thành khi

một bên đồng ý cho bên kia vay một khoản hay một lượng tài sản nhất định.

Trong xã hội ngày nay thì đi kèm với việc vay nợ thường là khoản đảm bảo khả

năng thanh toán hay còn gọi là mức lãi suất tính theo từng thời điểm.

Ngoài ra, vay nợ nếu được hiểu theo nghĩa rộng sẽ là người đi vay sử dụng

sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho toàn bộ sức mua đó - đây cũng

là một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hiện

nay.

1.1.2. Vai trò của vay nợ

Trong kinh doanh, sản xuất, việc sử dụng công cụ vay nợ của doanh nghiệp

như được coi là một chính sách quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vay nợ cũng là một giao dịch phức tạp, trong

đó, bên cho vay cung ứng một lượng tiền có giá trị nào đó để đổi lấy nhiều lần trả

nợ của bên đi vay theo lịch trình mà hai bên đã thỏa thuận từ trước và có mức lãi

suất đi kèm với các khoản vay đó. Thông thường, các ông chủ doanh nghiệp sẽ

sử dụng trực tiếp các khoản vay nợ để thực hiện các nghĩa vụ đối với người mua,

người bán, hàng tồn kho và trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hoặc đơn

giản chỉ để duy trì một lượng tiền mặt ổn định ở mức an toàn tùy theo tình hình

kinh tế.

Thêm vào đó, các khoản nợ vay luôn là động lực giúp cho doanh nghiệp tìm

kiếm những dự án mới, những chiến lước kinh doanh mới hoặc mở rộng sản xuất

kinh doanh, tạo đòn bẩy tài chính vì tương ứng với mỗi khoản vay là một áp lực

trả nợ theo hạn rất lớn. Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp trong ngắn hạn hoặc

dài hạn.

SV: Nguyễn Văn Tiến 3

Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho Việt Nam

1.1.3. Các hình thức vay nợ

Nợ được hình thành khi một bên đồng ý cho bên đi vay được vay một

khoản có giá trị nhất định và thường được đảm bảo bởi một mức chi trả nhất

định. Các khoản nợ có giá trị lớn thường được đảm bảo bằng các khoản thế chấp

hoặc lãi suất chứng khoán của tài sản của bên đi vay, trong đó bên cho vay có thể

có một số quyền hạn nhất định đối với tài sản đó khi bên đi vay không có khả

năng trả nợ hay vỡ nợ. Một số hình thức vay nợ cơ bản:

- Vay nợ cơ bản là hình thức đơn giản nhất của nợ. Nó bao gồm một bản

thoả thuận về việc cho vay một lượng tiền trong một khoảng thời gian nhất định

và ghi rõ thời hạn hoàn lại số tiền đó. Trong vay thương mại còn có thêm lãi suất.

Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cho vay hàng năm. Lãi

suất cũng được trả vào ngày theo thoả thuận.

- Nợ tập đoàn là khoản nợ được cung cấp cho các công ty muốn vay số tiền

nhiều hơn những người cho vay đơn lẻ và chịu rủi ro trong phạm vi vay đơn lẻ

đó. Số tiền vay thường có giá trị rất lớn. Trong trường hợp này, mỗi tập đoàn hay

ngân hàng có thể đồng ý đưa ra một tỷ lệ lãi suất trên tổng số tiền cho vay.

- Trái phiếu là một chứng khoán nợ được phát hành bởi công ty hoặc chính

phủ. Người sở hữu trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền mua trái phiếu gốc cộng

thêm lãi suất. Trái phiếu được phát hành cho các nhà đầu tư tại thị trường mà tổ

chức phát hành muốn vay tiền. Trái phiếu có thời hạn xác định thường là một số

năm; có những loại trái phiếu dài hạn trên 30 năm, tuy nhiên loại này không phổ

biến. Đến kỳ hạn thanh toán, số tiền mua trái phiếu sẽ được trả đầy đủ cho nhà

đầu tư và phần lãi suất. Lãi suất có thể được trả vào cuối kỳ hạn hoặc được trả

theo giai đoạn. Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trái phiếu. Trái

phiếu được các nhà đầu tư coi là một hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn cổ

phiếu.

- Giấy hẹn trả tiền cũng giống như giấy xác nhận khả năng trả nợ trong kế

toán, là một bản thoả thuận trong đó nêu rõ sự cam kết của bên vay nợ đối với

bên cho vay về nghĩa vụ trả một số tiền nhất định. Nghĩa vụ đó có thể phát sinh

thêm khi trả nợ vay hoặc phát sinh từ các hình thức vay nợ khác. Ví dụ, trong

kinh doanh, giá mua bán có thể bao gồm giá của những khoản thanh toán ngay và

của những khoản hẹn trả sau. Những nội dung trong giấy hẹn trả tiền bao gồm số

tiền chính phải thanh toán, lãi suất và ngày hạn trả tiền. Ngoài ra, giấy hẹn trả

tiền cũng có thể có những điều khoản quy định về quyền của người cho vay trong

trường hợp người vay bị vỡ nợ bao gồm cả việc tịch thu tài sản thế chấp. Đối với

SV: Nguyễn Văn Tiến 4

Sự cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ cấp quốc gia cho Việt Nam

các khoản vay cá nhân, giấy hẹn trả nợ thường là bản viết tay có chữ ký của hai

bên để thuận lợi cho việc tính thuế và làm chứng từ lưu giữ.

1.1.4. Các chủ thể tham gia vay nợ

- Chính phủ: Chính phủ tại mỗi quốc gia với vai trò làm đầu tàu về điều

tiết nền kinh tế quốc dân, hoạch định chính sách và nghiên cứu những vấn đề vĩ

mô của nền kinh tế. Tùy vào mỗi giai đoạn và tùy vào từng điều kiện của mỗi

Chính phủ mà những nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết sách về các

khoản nợ của Chính phủ. Chính phủ có thể tham gia vay nợ trên trường quốc tế,

có thể là vay của tổ chức, Ngân hàng Thế giới hoặc vay trực tiếp hoặc nhận viện

trợ có điều kiện từ một Chính phủ khác. Mặc khác, Chính phủ có thể vay trong

chính quốc gia của mình, đó là việc phát hành trái phiếu chính phủ, thường

những trái phiếu này có thời gian đáo hạn dài, trái phiếu Chính phủ thường được

huy động từ phía tiền nhàn rỗi của người dân. Các khoản vay nợ của Chính phủ

hay được gọi bằng nợ công. Tùy vào chính sách và điều kiện mà tỷ lệ vay nợ của

Chính phủ cao hay thấp. Chính phủ sẽ sủ dụng những khoản này cho những mục

đích an sinh, xã hội, trợ cấp hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, …

- Doanh nghiệp: doanh nghiệp là chủ thể có số lượng lớn nhất trong nền

kinh tế có nhu cầu về vốn và vay nợ. Doanh nghiệp khi có nhu cầu về vay vốn có

thể vay trong nước hoặc vay nước ngoài. Với các khoản vay nợ nước ngoài, chủ

thể doanh nghiệp thường vay từ các tổ chức, Chính phủ, phi Chính phủ hoặc vay

viện trợ từ một số quỹ. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh

có thể vay từ các khoản FDI từ các tổ chức Chính phủ hoặc đơn vị, tổ chức đầu

tư trực tiếp vào quốc gia đó, các khoản vay này thì thường được Chính phủ phê

duyệt với tỷ lệ nhất định đối với từng doanh nghiệp có nhu cầu.

- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại

và các tổ chức tín dụng thường là chủ thể đứng ra cho vay hoặc làm trung gian

tài chính đáp ứng nhu cầu của việc huy động vốn, vay nợ từ phía doanh nghiệp

hoặc Chính phủ. Các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng thường vay từ

ngân hàng trung ương nếu như họ có nhu cầu, hoặc là đầu mối tiếp nhận nguồn

vay nợ từ tổ chức quản lý vốn nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài tại nước sở

tại, hoặc sẽ tiếp cận nguồn vay từ khoản tiền nhàn rỗi ở khu vực dân cư với mức

lãi suất theo quy định không vượt quá mức trần mà Chính phủ quy định.

- Người dân: người dân trong một quốc gia khi có nhu cầu về vốn cũng sẽ

được tiếp cận để vay tùy vào mục đích sử dụng. Người dân thường thực hiện vay

nợ từ các ngân hàng thương mại vì đây là kênh dễ nhất, an toàn và nhanh nhất

đối với người dân. Thông thường, nhu cầu vay nợ của người dân thường để đầu

SV: Nguyễn Văn Tiến 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!