Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
532.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1590

Tài liệu LUẬN VĂN: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Phương hướng và biện pháp thúc

đẩy xuất khẩu phần mềm của các

doanh nghiệp Hà Nội

Lời mở đầu

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào

có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình. Xuất khẩu là một trong

những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhất, xuất khẩu

có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế nhiều quốc gia

xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước

trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời

giảm thiểu được những bất lợi từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người

tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. cũng nhờ đó các

quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch

giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được

thuận lợi hơn.

Đối với Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực

hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một hướng đi đúng

đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nước ngày càng chật

hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng. Nhờ thúc đẩy xuất

khẩu doanh nghiệp có thể:

+ Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng

lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được

nhiều lợi nhuận hơn.

+ Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài,

có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạt động kinh

doanh của mình.

+ Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, gia

tăng kim ngạch xuất khẩu.

Ngày 01/01/2007 Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới

WTO, rào cản thương mại được dỡ bỏ, cơ hội kinh doanh được mở rộng, nhiều

nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Hoàn thiện việc thực

hiện chiến lược kinh doanh hợp lý đủ sức cạnh tranh được với doanh nghiệp trong

và ngoài nước là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

A: Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, hệ thống những vấn đề trong việc Xuất

khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội – thực trạng và phương hướng phát

triển, hiệu quả trong việc thúc đẩy sự ảnh hưởng của nó.

Đánh giá những khó khăn và hạn chế trong việc phát triển ngành Công nghệ thông

tin và Xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở đó để có

những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

B: Phương pháp nghiên cứu

Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ Internet, sách báo, tạp chí, các

báo cáo tổng kết chiến lược của ngành Công nghệ thông tin trong những năm qua,

sử dụng những số liệu để xử lý, phân tích và đánh giá số liệu trong quá khứ, làm

cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn.

C: Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp

của thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tổng quan về xuất khẩu không đi sâu vào khía

cạnh nghiệp vụ xuát khẩu, nghiên cứu ở cấp độ ngành sản phẩm.

D: Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3

chương:

Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội

Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các

doanh nghiệp Hà Nội

Chương 1

Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp

1.1: Đặc điểm sản phẩm phần mềm

1.1.1: Khái niệm và phân loại sản phẩm phần mềm

Khái niệm:

Phần mềm được hiểu là chương trình, là tài liệu mô tả chương trình, tài liêu hỗ

trợ, nội dung thông tin số hoá.

- Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bất kỳ

ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong các

vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực

tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau:

 Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xử lý

thông tin thực hiện một chức năng nào đó.

 Chuyển đổi sang môt ngôn ngữ, mã, hệ thôngs ký hiêu khác.

- Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện dưới bất

kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt,

sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai

thác chương trình.

- Nội dung thông tin số hoá bao gồm:

 Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng điện tử

số hoá.

 Sưu tập tác phẩm số hoá là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dưới dạng điện

tử số hoá.

* Mặc dù chúng ta không thể định nghĩa nhưng khái niệm sản phẩm phần mềm

được hiểu như là một hệ thống chương trình thực hiện một nhiệm vụ tương đối

độc lập nhằm phục vụ cho một ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người

(và có thể được thương mại hoá).

Sản phẩm phần mềm là là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ

ở bất kỳ một dạng vật thể nào có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối

tượng khác sử dụng. Ví dụ các sản phẩm phần mềm:

 Hệ điều hành: MS – DOS, OS/2, Unix OS…

 Hệ điều hành mạng máy tính: Unix, Novell Netware, Windows NT… và

các ứng dụng trên mạng LAN, WAN, Internet/Intranet (các Browsers, các

dịch vụ khai thác Internet…).

 Các ngôn ngữ lập trình (chương trình dịch): Turbo Pascal, Turbo C…

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft Foxpro, Microsoft Access, Oracle…

 Microsoft Windows và các ứng dụng trên Windows.

 Các trò chơi (Games)

Dưới đây là bảng tóm tắt quá trình tiến hoá của sản phẩm phần mềm:

Thời kỳ đầu tiên

1950 – 1960

Xử lý theo lô (Batch Processing)

Phần mềm được viết theo đơn đặt hàng

Thời kỳ thứ hai

1969 – 1970

Đa người dùng (Multiusers)

Thời gian thực (Real Time)

Cơ sở dữ liệu (Database)

Phần mềm sản phẩm)

Thời kỳ thứ ba

1970 – 1990

Hệ thống xử lý phân bổ (Distributed

processing system)

Thông minh (Intelligence)

Phần cứng giá thành hạ

Hiệu quả tiêu thụ

Thời kỳ thứ tư

1990 trở đi

Hệ thống để bàn (Desktop – Personal –

Notebook Computers)

Lập trình hướng tới đối tượng (Object

oriented programming)

Lập trình trực quan (Visual

programming)

Hệ chuyên gia (Expert system)

Mạng thông tin toàn cầu (Worldwide

communication network)

Xử lý song song (Paralell processing)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!