Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Những vấn đề chung về kế toán
tập hợp CPSX và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp
xây lắp
1.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợpCPSX trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1. Khái niệm về CPXL.
Trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các
nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn…) để thực hiện việc sản xuất, chế
tạo sản phẩm, thu mua dự trữ hàng hoá… Doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi
phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình.
CPXL trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà Doanh nghiệp
phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
1.1.2. Phân loại chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp, CPXL gồm nhiều loại có tính chất và công
dụng kinh tế khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác
nhau đòi hỏi phải có sự phân loại CPSX một cách khoa học. Tùy theo yêu cầu của
quản lý mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loại theo các cách thức khác nhau
*. Phân loại CPXL theo mục đích, công dụng của chi phí( phân loại chi phí theo
khoản mục)
Theo cách phân loại này, CPXL trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành
các khoản mục, bao gồm:
-Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí về
đối tượng lao độnh là vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…
- Chi phí Nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền công và các khoản phải
trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí Sử dụng máy thi công: là toàn bộ các khoản chi phí về việc
sử dụng xe, máy thi công trong doanh nghiệp.
- Chi phí Sản xuất chung: là những khoản chi phí cho hoạt động sản
xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài khoản mục chi phí trực tiếp, chi
phí sản xuất chung gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí phải trả cho nhân
viên phân xưởng.
+ Chi phí nguyên vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng cho
phân xưởng.
+ Chi phí dụng sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng
cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh toàn bộ số tiền trích
khấu hao tài sản cố định được sử dụng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền.
*. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí và các đối tượng chịu chi phí.
Cách phân loại này chia toàn bộ CPSX thành:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một
đối tượng chiu chi phí ( một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ).
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng
chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho đối tượng bằng
phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Cách phân loại này có tác dụng quản lý CPSX theo định mức, quản lý theo
địa điểm phát sinh, làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện lập
kế hoạch giá thành sản phẩm, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch và tính giá thành sản
phẩm.
Ngoài hai cách phân loại trên còn có cách phân loại khác như:
- Phân loại theo mối quan hệ giữa CPXL và quy mô hoạt động.
- Phân loại theo chi phí cố định, chi phí biến đổi.
- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
- Phân loại theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản
phẩm.
1.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX sản phẩm xây lắp
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà các CPSX phát sinh được
tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. Để xác đúng đối tượng tập hợp CPSX ở các
Doanh nghiệp cần căn cứ vào một số yếu tố:
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ hạch
toán của doanh nghiệp.
Đối với Doanh nghiệp xây dựng, đối tượng tập hợp CPSX thường được xác
định là công trình, hạng mục công trình, điểm dừng kỹ thuật, theo đơn đặt hàng,
từng bộ phận (đội) sản xuất xây lắp.