Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn: Nhận thức của người dân ở các vùng núi nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để
MIỄN PHÍ
Số trang
54
Kích thước
613.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1471

Tài liệu Luận văn: Nhận thức của người dân ở các vùng núi nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Nhận thức của người dân ở

các vùng núi nhằm đưa ra các

biện pháp thích hợp để nâng

cao nhận thức của người dân

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển ngày càng chóng mặt về quy mô dân số cũng như về quy

mô sản xuất của con người đã và đang làm cho môi trường bị suy thoái và ô

nhiễm nghiêm trọng. Môi trường sống bị huỷ hoại do ô nhiễm và do khai thác

quá mức tài nguyên thiên nhiên đã gây ra nhiều thảm họa cho hành tinh xanh

của chúng ta: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao, lỗ thủng trên tầng ôzôn,...

Chính những hành động của chúng ta đã gây ra các hiện tượng nói trên. Và

cũng chính con người đã nghiên cứu, tìm tòi và cũng đã đặt ra nhiều giải pháp

để cải thiện môi trường sống. Con người đã tìm cách sống thân thiện hơn với

môi trường như: tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích

các hành động thân thiện với môi trường: đạp xe vì môi trường, hạn chế sử

dụng túi nilông, tổ chức giờ Trái Đất,...Với sự cố gắng của mình, con người

đang tìm cách tạo ra một môi trường sống trong lành hơn. Song, nếu sự cố

gắng này chỉ là sự cố gắng của một nhóm hay một vùng, một khu vực thôi thì

nó sẽ là không đủ. Mà sự cố gắng và quyết tâm sống thân thiện hơn với môi

trường cần có sự đồng tâm của không những của tất cả các vùng, các khu vực

mà cò là sự đồng tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Là một nước đang phát triển Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề về ô

nhiễm và suy thoái. Hàng loạt các vấn đề ô nhiễm và suy thoái nổi lên song

việc giải quyết chúng lại chưa được quan tâm đúng mức. Gần như ngày nào

trên ti vi cũng có các tin tức về việc gây ra ô nhiễm hay suy thoái.Tại các

thành phố lớn thì tình trạng ô nhiễm do các khu công nghiệp, do rác thải, do

khói ,bụi,... xảy ra thường xuyên. Tình trạng chung ở các làng nghề là ô

nhiễm nước, đất, không khí ở mức độ nặng. Ở các vùng núi cao thì lâm tặc và

nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy hoành hành.

Hiện nay tình trạng khai thác rừng quá mức và tình trạng đốt rừng làm

nương rẫy xảy ra rất nghiêm trọng. Tình trạng trên xảy ra một phần là do nhận

thức của người dân về bảo vệ môi trường là rất thấp. Đặc biệt là tại các vùng

núi cao, việc khai thác rừng đang có xu hướng gia tăng. Chuyên đề nghiên

cứu về nhận thức của người dân ở các vùng núi nhằm đưa ra các biện pháp

thích hợp để nâng cao nhận thức của người dân, từ đó mới nâng cao được việc

bảo vệ môi trường. Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng

Chương 3: Giải pháp

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một vài cơ sở lý luận

1.1. Khái niệm về rừng

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về

rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ để phục vụ cho cuộc sống của con người.

Khi lịch sử càng phát triển thì những khái niệm về rừng càng được tích luỹ,

hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Nhưng ở mỗi quốc gia lại đưa ra

những khái niệm khác nhau về rừng.

Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có

mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất

và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái đất và là một bộ phận

của cảnh quan địa lý.

Năm 1952, M.E.Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh

quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động

vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ

sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.

Năm 1974, I.S.Mê lê khốp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp

của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.

Ở Úc rừng được định nghĩa là một nơi có cây cao hơn 10mét và tán cây

phải bao phủ hơn 30% diện tích rừng.

Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm

2004 thì rừng được định nghĩa như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm

quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,đất rừng và các yếu tố

môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành

phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”.

Về mặt câu chữ các khái niệm tuy không hoàn toàn giống nhau song về

cơ bản thì các khái niệm trên đều chứa đựng những phần nội dung là giống

nhau.

Rừng là tài nguyên có thể tái tạo và là một bộ phận quan trọng của môi

trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất,

tương đương với 53 triệu km2

và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ

theo điều kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con

người.Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng,

phong phú.

1.2. Phân loại rừng

Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên

rừng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, công tác phân loại rừng gắn liền với

lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.Hiện nay ở Việt Nam phân loại rừng

được tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí: phân loại rừng theo quan điểm sinh

thái học, phân loại theo chức năng sử dụng, theo trữ lượng, theo tuổi, hay dựa

vào tác động của con người,.. Nhưng có ba tiêu chí được sử dụng nhiều nhất

đó là:

1.2.1 Phân loại rừng theo chức năng sử dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc điểm sinh thái, hệ sinh

thái rừng Việt Nam được phân làm ba loại. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng

hộ và rừng sản xuất.

*) Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ

đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu,

góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được phân thành:

Rừng phòng hộ đầu nguồn. Đây là những diện tích rừng thường tập

trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!