Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn: Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng
XHCN ở nước ta - Thực trạng
và một số giải pháp cơ bản
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, loài người không ngừng tìm
kiếm những mô hình thể chế kinh tế thích hợp đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
cao. Một trong những mô hình thể chế kinh tế như thế là mô hình kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thị trường là nấc thang phát triển
cao hơn kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản
xuất đều được thực hiện thông qua thị trường.
Sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội
ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ
giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ.
Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm được ưu thế trên
thị trường phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật và hoịp lý
hoá sản xuất. Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài,
hội nhập nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, khả
năng cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, thị trường thế giới và khu vực đã được
phân chia bởi hầu hết các nhà sản xuất và phân phối lớn. Ngay cả thị trường
nội địa cùng chịu sự phân chia này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, để ổn định kinh
tế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mới, một
nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu.
Phát triển kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng, đối với nước ta
muốn chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì phải phát
triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Qua đây em xin chọn đề
tài:
“Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở
nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản”
1
Do trình độ và hiểu biết còn nhiều chế nên trong quá trình làm đề án
không thể tránh khỏi thiết sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy. Em
xin chân thành cám ơn thầy giáo đã hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU
THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH NÓI CHUNG.
1. Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về sự phát sinh phát triển của
sản xuất hàng hoá.
1.1. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá.
* Quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá sản
xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để
giải quyết vấn đề để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Sản xuất tư cung tự cấp là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm
của người lao động làm ra được dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nội
bộ từng hộ gia đình, từng công xã hay từng cá nhân riêng lẻ. Sản xuất tự cung
tự cấp còn được gọi là sản xuất tự cấp tự túc hoặc kinh tế tự nhiên.
Đây là kiểu tổ chức sản xuất khép kín nên nó thường gắn với sự bảo thủ,
trì trệ, nhu cầu thấp, kỹ thuật thô sơ lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại ở các
giai đoạn phát triển thấp của xã hội (công xã nguyên thủy, nô lệ, phong kiến).
Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở vùng sâu, vùng
xa, vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động
được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Khi trao đổi hàng hoá
trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời.
* Sản xuất hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được
sản xuất ra để bán trên thị trường.
Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất phân phối -
trao đổi - tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đều thông qua
việc mua bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định.
Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là
phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa người sản xuất này
2