Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Nâng cao hiệu quả thanh toán không
dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT
huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
LỜI MỞ ĐẦU
Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã thu
hút được khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công
tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường
xuyên của khách hàng
Tính đến 31/12/2007 đạt:531.112triệu đồng, tăng 153.781 triệu so với đầu
năm.tốc độ tăng trưởng 40,75%, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng được nhu cầu
vốn phát triển kinh tế xã hội của huyện
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thực sự là một lĩnh vực quan
trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng. Với vai trò là trung gian thanh toán thì ngân hàng thực sự là cầu nối giữa các
thành phần kinh tế và cá nhân trong thanh toán
Song đối tượng thanh toán qua ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc
doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà nước và một phần kinh tế ngoài quốc doanh.Hầu
hết kinh tế ngoài quốc doanh chưa mở tài khoản tại ngân hàng và thanh toán qua
ngân hàng, do vậy ngân hàng không thể huy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong
nền kinh tế.Thủ tục thanh toán còn phức tạp chưa thuận tiện. Việc thanh toán giữa
các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương còn
phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng.Các thể thức
thanh toán còn hạn chế, chưa đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Từ thực tế trên và trước yêu cầu đổi mới của hệ thống ngân hàng trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay. Từ luận điểm này tôi đã nghiên cứu đề tài :
“Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT
huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây”
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương chính:
Chương 1:Tổng quan chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2:Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà
Tây
Chương 3:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại NHNo&PTNT
huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu
tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu
kinh tế của nhà nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng thương mại được thành lập
dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín
dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn
đối với bất kì một ngân hàng thương mại nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn
chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Theo pháp luật cho phép, các ngân hàng
thương mại được phép huy động vốn bằng những hình thức sau:
- Nhận tiền gửi: là hình thức huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng
thương mại bao gồm:
+ Nhận tiền gửi không kì hạn của các tổ chức
+ Nhận tiền gửi không kì hạn của các cá nhân
+ Nhận tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các cá nhân, tổ chức đoàn
thể xã hội
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận
- Các hình thức huy động vốn khác như: vay vốn ở các ngân hàng thương
mại khác, vay tại ngân hàng nhà nước…
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội vì thông qua
hoạt động này mà hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp một khối lượng vốn tín
dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển
nhanh hơn, bền vững hơn. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá
nhân dưới các hình thức:
- Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
dưới các hình thức:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đời sống.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và
tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với
vốn tự có của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước quy định. Chỉ các
ngân hàng thương mại được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện
bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà
người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Chiết khấu: Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
đối với các tổ chức, cá nhân. . Tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác
- Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài
chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính. Việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
- Bao thanh toán
- Tài trợ xuất, nhập khẩu
1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của ngân hàng thương mại, nhờ
hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện
thông suốt và thuận lợi, đồng thời qua hoạt động này mà góp phần làm giảm lượng
tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
gồm:
- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân hoặc thế nhân
trong và ngoài nước
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được
Ngân hàng Nhà nước cho phép