Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó
ở Việt Nam để xây dựng kinh tế thị
trường định hướng XHCN
A. Đặt vấn đề
Sau hơn 10 năm đổi mới toàn diện, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách gay go. Mặc
dù có rất nhiều những khó khăn, trở ngại trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp nhưng
Đảng và nhân dân Việt Nam không những đã đứng vững được mà còn vươn lên đạt được
những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. Những thắng lợi đó đã đưa Việt Nam ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị các tiền đề cho phép đất
nước chuyển sang thời kỳ mới. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi đó chính là Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
kiên quyết chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây chính là một bước ngoặt quan trọng thể hiện một quyết định sáng suốt của Đảng
và Nhà nước ta, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội của đất nước.
Nhìn lại trước những năm đổi mới ta có thể thấy, suốt một thời gian dài các nước
XHCN (trong đó có nước ta) đã không nhận thức đúng vai trò của sản xuất hàng hoá, của
kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế và thành
phần kinh tế, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy
luật cung - cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, phủ nhận quan hệ hàng
hoá - tiền tệ. Do đó đối lập kinh tế hàng hoá và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị
trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của
sản xuất hàng hoá trong khuôn khổ “thi đua xã hội chủ nghĩa”, tách rời một cách siêu hình
sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta không tạo được động lực để phát triển
sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,
năng suất lao động tăng chậm, gây rối loạn và ách tắc trong lĩnh vực phân phối, lưu thông,
làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động, trì trệ.
Như vậy từ việc nghiên cứu trên cho ta thấy kết quả của công cuộc đổi mới đã chứng
minh cho vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất
nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tuy vậy do ảnh hưởng của những quan niệm trước đây về một chủ nghĩa xã hội không
có kinh tế hàng hoá, không có quan hệ thị trường và bản thân kinh tế thị trường lại có tính 2
mặt của nó nên trong thực tế việc nhận thức đúng vai trò của kinh tế thị trường với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần được làm rõ.
Mặt khác kinh tế thị trường ở nước ta ở giai đoạn sơ khai, sự vận động của nền kinh tế
thị trường còn mang nhiều yếu tố tự phát, cơ chế thị trường còn thiếu đồng bộ, mang nhiều
yếu tố tự phát, rối loạn, cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường còn thô sơ,... nghĩa là chưa
đạt đến trình độ kinh tế thị trường hiện đại. Nên việc nghiên cứu về mặt lý luận và rút kinh
nghiệm từ thực tiễn để phát triển hoàn thiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là cần thiết.
Từ việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế thị trường chúng ta
sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò cũng như hạn chế của kinh tế thị trường để từ đó soi
rọi vào vấn đề cấp bách hiện nay của nước ta trong công cuộc đổi mới của nước ta đang đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh
tế thị trường và sự vận dụng của nó ở Việt Nam để xây dựng kinh tế thị trường định
hướng XHCN”.
B. Nội dung
I. Lý luận của chủ nghĩa mác - lênin về kinh tế thị trường.
1. Kinh tế thị trường - các giai đoạn hình thành và phát triển của nó.
a. Kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ xã hội hoá cao. Nó là hình
thức, phương thức vận hành kinh tế, trong đó các quy luật của thị trường chi phối việc phân
bổ các tài nguyên; qui định: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?
Đây là 1 kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của
sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó là phương thức sinh hoạt kinh tế của sự phát triển, trong
đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều gắn với thị trường, được thực
hiện thông qua thị trường, vì vậy trong nền kinh tế thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra
của quá trình sản xuất, kể cả sản phẩm từ chất xám đều là đối tượng mua bán trên thị trường
nên nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế tiền tệ hoá cao.
Kinh tế thị trường là 1 kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, vì vậy kinh tế thị trường không chỉ
là 1 công nghệ kỹ thuật mà còn là quan hệ xã hội, nó không chỉ bao hàm yếu tố lực lượng
sản xuất mà còn quan hệ sản xuất. Kinh tế thị trường gồm nhiều hình thức sở hữu mà trong
đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu thống trị. Vì vậy không có kinh tế thị trường chung
chung, thuần tuý, trừu tượng tách khỏi các hình thái kinh tế xã hội, tách rời chế độ xã hội.
Trong các chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường mang tính chất xã hội khác
nhau, có những hậu quả khác nhau. Tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến
đâu còn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vai trò của Nhà nước, vào chính sách và pháp luật của
Nhà nước.
Tác động của kinh tế thị trường phải thông qua cơ chế thị trường vì nó là cơ chế vận
hành khách quan của kinh tế thị trường. Cơ chế dựa trên các quan hệ cơ bản như quan hệ
hàng hoá - thị trường, quan hệ cung - cầu; dựa trên các quy luật của thị trường như quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ.