Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
575.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1353

Tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam ta hiện nay

Lời mở đầu

Vào các thập kỷ 80 kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng có tính chu kỳ.

Nền kinh tế đóng nước ta với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã biểu hiên rõ

những khuyết nhược điểm của nó. Chính điều này đã làm cho nhiều người nghi ngờ về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn.

Trước tình hình đó, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI( tháng 12 năm 1986)

Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận

kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi cơ bản. Đó

là thừa nhận sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế và xác định rõ vai trò chủ

đạo của kinh tế nhà nước trong cơ cấu nền kinh tế đa thnàh phần.

Trong hơn 10 năm đổi mới, nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận,

nhất là sự phát triển về kinh tế, chứng tỏ đường lối của Đảng và nhà nước ta đề ra là

đúng đắn. Việc phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa rất cần có

sự điều tiết của nhà nước, để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng.

Do đó tại các kỳ đại hội VII, VIII, XI Đảng ta đã không ngừng khẳng định, bổ sung

và nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước-một công cụ điều tiết vĩ mô đắc lực

của nhà nước, để nó thực sự có thể đảm nhận vai trò con trưởng trong một gia đình đông

con.

Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, qua một năm học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng

dẫn giảng dạy của thầy Mai Hữu Thực em đã chọn đề tài “Kinh tế nhà nước và vai trò

chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam ta hiện nay”. Do trình độ có hạn, bài viết còn nhiều sai sót, em mong thầy giáo

giúp đỡ em sửa chữa cho bài viết hoàn chỉnh.

.

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó

trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay.

I.Tính tất yếu tồn tại thành phần kinh tế nhà nước.

1.Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều đặc điểm, nhưng đặc điểm nổi bật là

cơ cấu của nền kinh tế có kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn

tại không phải do ý kiến chủ quan của nhà nước; nó xuất hiện, tồn tại và phát triển phụ

thuộc vào những tiền đề kinh tế và chính trị khách quan của nền kinh tế. Trong cơ cấu

này, mỗi thành phần kinh tế luôn có vai trò, vị trí và vận động, phát triển theo một xu

hướng nhất định. Xuất phát từ qui luật vốn có của nền kinh tế thị trưòng có thể thấy các

thành phần kinh tế đều vận động hướng tới mục tiêu lợi ích. Sự vận động này cũng có

thể khác hướng, thậm chí ngược chiều nhau tuỳ theo mục tiêu ấy là gì, ai là chủ thể của

lợi ích được tạo ra, việc phân chia và sử dụng lợi ích đó như thế nào.

Trong suốt 15 năm qua, nhất là từ Đại Hội VI đến nay, trên cơ sở tư duy ngày càng

rõ hơn về thực tiễn của đất nước và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã

không ngừng đổi mới quan điểm, chính sách về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế.

Điều này được thể hiện tóm tắt trên 6 điểm lớn:

 Thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: mỗi thành phần đều có vị

trí quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp cũng đan xen nhiều

hình thức sở hữu, thực hiện sự bình đẳng về cạnh tranh để phát triển.

 Sở hữu nhà nước có thể tồn tại ở nhiều hình thức tổ chức kinh tế, kinh tế nhà

nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vì nó chiếm lĩnh một số ngành, lĩnh vực

rất cơ bản. Do đó nó có thể làm đòn bẩy thúc đẩy nhanh chóng tăng trưởng kinh tế

và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh

tế khác cùng phát triển, làm chỗ dựa để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và

quản lý vĩ mô, tạo nề tảng cho chế độ kinh tế xã hội.

 Hợp tác là tổ chức kinh tế đựơc hình thành trên cơ sở người lao động tự

nguyện đóng góp sức, vốn và quản lý dân chủ, với mọi qui mô và mức độ tập thể

hoá tư liệu sản xuất khác nhau, phát huy vai trò tự chủ của các hộ xã viên.

 Kinh tế cá thể có thể có vai trò quan trọng, có thể tham gia nhiều hình thức

liên kết, hợp tác khác nhau để có thể tiếp tục lớn hơn.

 Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân,

có khả năng góp phần xây dựng đất nước, được phát triển không hạn chế trong

những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được khuyến khích đầu tư như mọi

thành phần kinh tế khác.

 Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao độnh là

hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào sản

xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.

Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan, nó khắc phục

được những yếu nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nó phù hợp với sự

phát triển của xã hội, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy

lực lượng sản xuất phát triển, cho phép tận dụng tối đa mọi nguồn lực hiện có của đất

nước một cách hiệu quả nhất. Nhưng để phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

ngày nay không phải bằng bất kỳ cách nào, mà Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần phải định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại Hội VIII của Đảng, kinh tế nhà

nước đựơc giao giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện trọng trách này.

Tuy nhiên việc xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không rõ ràng chút

nào, bởi vì nó còn nằm trong sự tác động qua lại giữa các thành phần kinh tế khác. Do

đó đòi hỏi chúng ta cần đi sâu nghiên cứu tính chủ đạo của kinh tế nhà nước dựa trên cơ

sở thực tiễn và đổi mới tư duy đúng đắn.

2.Kinh tế nhà nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!