Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn Hiện trạng rác và tình hình quản lí rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1988

Tài liệu Luận văn Hiện trạng rác và tình hình quản lí rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Luận văn

Hiện trạng rác và tình hình quản lí

rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô

hình xử lý cho Tp. Cần Thơ

SVTH: Võ Nhật Trường 1

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nước ta đang phấn đấu cơ bản đến năm 2020 trở thành nước công

nghiệp. Do vậy, nước ta sẽ không ngừng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa –

hiện đại hóa về mọi mặt nhằm để phục vụ cho đời sống xã hội và thúc đẩy phát triển nền

kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thông qua đó nước ta sẽ cơ hội

để tiếp cận với hàng loạt máy móc kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại nhằm để giảm bớt

sức lao động cho con người và tạo ra nhiều hàng hóa sản phẩm với số lượng ngày càng

tăng, chủng loại ngày càng đa dạng nhằm để thỏa mãn nhu cầu đời sống cho con người,

nhưng khi các sản phẩm hàng hóa này không còn hữu dụng với người sở hữu nữa nó sẽ

bị bỏ đi và trở thành rác thải sẽ góp phần vào việc gây ra ô nhiễm môi trường.

Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, những năm qua thành phố Cần Thơ đã

khẳng định vai trò của mình là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL) và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 ngày 24

tháng 6 năm 2009. Với vị trí thuận lợi và tiềm năng dồi dào thành phố đã không ngừng

đẩy nhanh tốc độ phát triển về kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đô

thị hóa nhằm để nâng cao đời sống và vật chất tinh thần cho người dân trong khu vực.

Nhưng song song với tốc độ phát triển của thành phố thì vấn nạn ô nhiễm môi

trường cũng xãy ra và trở thành một bài toán nan giải cho thành phố. Trong đó, vấn đề về

ô nhiễm rác thải cũng là một trong những vấn đề quan tâm đặc biệt của thành phố trong

việc khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường, nhưng vấn đề giải quyết về rác thải của

thành phố còn hạn chế như thiếu các phương tiện và trang thiết bị phục vụ, số lượng công

nhân thu gom, chưa đầu tư đúng mức cho việc xử lý rác… Nếu rác thải không được thu

gom và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến sức

khỏe của con người, làm mất vẻ mỹ quan đô thị làm ảnh hưởng ở thế hiện tại và tương

lai.

Là một công dân của Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng về thiệt hại do rác

thải gây ra. Do đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm để giải quyết vấn đề về rác thải của

thành phố và đưa ra một số đề xuất trong việc xử lý và tái chế rác thải nhằm để giảm

SVTH: Võ Nhật Trường 2

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

thiểu những ảnh hưởng từ rác đến cuộc sống của con người và cũng góp phần cải thiện

môi trường sống và phát triển đất nước.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định hiện trạng rác thải và tình hình quản lý rác ở Tp. Cần Thơ.

- Đề xuất tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc quản lý và xử lý, tái chế rác thân thiện

với môi trường nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại từ rác thải gây ra đối

với con người và môi trường. Nhằm hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững” trên cơ sở

kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi

trường.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu của đề tài “Hiện trạng rác và tình hình quản lí

rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý cho Tp. Cần Thơ”, tôi xin đưa ra một số

nội dung như sau:

- Khái quát về Tp. Cần Thơ

- Hiện trạng rác thải tại Tp. Cần Thơ

- Tình hình quản lý và xử lý rác ở Tp. Cần Thơ

- Đề xuất mô hình xử lý

Do thời gian có hạn và việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế nên bài báo cáo không

thể tránh khỏi những sự sai sót. Vì vậy, rất mong được quý đọc giả và thầy (cô) bỏ qua và

đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện và sâu sắc hơn.

SVTH: Võ Nhật Trường 3

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RÁC

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Khái niệm chất thải rắn (rác)

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt

động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và

duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải

sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc

Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).

Tóm lại, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:

- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị

- Gây ô nhiễm môi trường sống hay làm mất cảnh quan thành phố.

1.1.2. Khái niệm chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là chất thải (bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc

hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các

chất thải nhiễm khuẩn, lây lan), có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính

gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và

sức khỏe của cộng đồng. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim

Thái - 2001).

1.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ

1.2.1. Quan điểm quản lý

Quản lý rác ở một khu vực, một thành phố hay một quốc gia luôn hướng tới một

mục tiêu cần phải làm sao cho lượng rác giảm đi. Thu gom và vận chuyển rác hợp lý, giữ

gìn vẻ mỹ quan đô thị và môi trường sống trong lành sạch sẽ. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ,

Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).

1.2.2. Quan điểm xử lý

Xử lý rác thành công làm cho thể tích và ảnh hưởng tiêu cực của lượng rác thu

gom được đến đời sống cộng đồng ngày càng giảm đi, đồng thời làm cho lợi ích phát sinh

từ rác ngày càng gia tăng. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim

Thái - 2001).

SVTH: Võ Nhật Trường 4

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

1.3. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH RÁC THẢI

Bảng 1. Nguồn gốc của chất thải đô thị

TT

Nguồn phát

sinh

Hoạt động, vị trí phát

sinh chất thải rắn Loại chất thải rắn

1 Khu dân cư Các căn hộ và nhà ở

Thực phẩm, bao bì, hàng hóa(giấy,

gỗ, vải, cao su, nhựa, thủy tinh, bao

nilon,…) tro, đồ gỗ, chất độc hại

(như chất diệt côn trùng, chất tẩy

rửa…)

2

Khu thương

mại

Cửa hàng, nhà hàng,quán

ăn, khách sạn , siêu thị…

Thực phẩm, bao bì hàng hóa, chất

thải độc hại…

3

Cơ quan công

sở

Trường học, bệnh viện,

văn phòng..

- Nt -

4

Công trình

xây dựng

San lắp mặt bằng, sửa

chữa, công trường,

đường giao thông…

Gỗ, thép, bê tông, gạch, bụi, thạch

cao,…

5

Dịch vụ công

cộng

Vệ sinh dường phố, khu

vui chơi…

Chất thải đặc biệt, rác quét đường,

xác động vật…

6 Nhà máy Xử lý nước cấp Tro, bùn…

7 Công nghiệp

Các nhà máy sản xuất… Chất thải sản xuất công nghiệp, vật

liệu phế thải, chất thải độc hại…

8 Nông nghiệp Vườn cây, trang trại… Rau, hoa, quả, cỏ…

(Nguồn, Nguyễn Thị Kiều Phương – 2008)

1.4. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT RÁC ĐÔ THỊ

Lượng rác đô thị thải ra liên tục và tích lũy trong môi trường ngày càng nhiều và

gây tác hại đáng kể đến môi trường và con người. Số lượng rác thải đô thị bình quân trên

đầu người từng quốc gia, khu vực khác biệt nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, điều

kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố xã hội, tập quán.

Theo cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước. Ở các nước phát triển như Mỹ,

Nhật, Anh… thì thành phần giấy và plastic chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là thực phẩm. Ở

các nước đang phát triển như Việt Nam thì thành phần rác thực phẩm hữu cơ chiếm tỉ lệ

lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn do việc mua bán các loại thực phẩm chưa qua

chế biến hay sơ chế phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân đô thị.

SVTH: Võ Nhật Trường 5

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Về thành phần rác bao gồm các thành phần sau:

Thành phần hữu cơ

 Thành phần hữu cơ dễ phân hủy

 Thực phẩm (Các cọng rau , vỏ quả, thân cây, lõi ngô…)

 Chất thải: phân người, động vật…

 Xác chết động vật, thực vật…

 Thành phần hữu cơ khó phân hủy(các chất cháy được)

 Giấy (các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh …)

 Hàng dệt (vải , len , nylon …)

 Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… (đồ dùng bằng gô như bàn ghế, thang, giường, đồ chơi…)

 Chất dẻo (phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo,

dây bện…)

 Da và cao su (bóng, giầy, ví, băng cao su…)

Thành phần vô cơ (các chất không cháy)

 Các kim loại (Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ, vỏ hộp nhôm, giấy bao

gói, đồ đựng …

 Thủy tinh (Chai lọ , đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn …)

 Đá và sành sứ (Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá, gốm …)

Các chất hỗn hợp

 Các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5 mm;

 Các chất hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 5 mm. (tách các chất hỗn hợp có kích

thước nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm bằng cách sàng qua một cặp sàng, phân càng nhiều

loại càng tốt).

SVTH: Võ Nhật Trường 6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!