Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Giải pháp kiểm soát vốn thực
sự hiệu quả trong sự hài hòa
với những mục tiêu còn lại
của “tam giác bất khả thi”
1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO NGƯỢC
DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA ....................................................................... 2
1.Mục tiêu chung của việc kiểm soát vốn............................................................ 2
2.Lý thuyết về kiểm soát vốn............................................................................... 5
Khái niệm ............................................................................................................. 5
Các hình thức kiểm soát vốn ................................................................................ 6
Các lý do kiểm soát vốn ........................................................................................ 6
Mặt trái của kiểm soát vốn.................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA “NGƯỜI KHỔNG LỒ
TRUNG QUỐC„ ....................................................................................................... 8
1.Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát vốn ............................................................ 8
2.Kinh nghiệm kiểm soát vốn của „Người khổng lồ Trung Quốc“.................... 9
Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư.................................................. 9
Cấp chứng nhận các nhà đầu tư đủ tư cách (QFIIs) và ban hành các quy định
dành cho QFIIs.......................................................................................................... 12
Giải pháp hỗ trợ cho việc kiềm soát dòng vốn FPI ở Trung Quốc – Đầu tư ra nước
ngoài 15
2
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT VỐN TRONG THỜI
GIAN QUA? NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÊN
DÒNG VỐN FPI........................................................................................................ 16
1.Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO ................................................ 16
2.Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.................................................... 19
2.1.Những ràng buộc của Việt Nam khi gia nhập WTO
về đầu tư gián tiếp nước ngoài .................................................................................. 19
2.2.Các biện pháp kiểm soát của Chính phủ............................................. 20
2.2.1. Các biện pháp hành chính ................................................... 20
2.2.2. Can thiệp vô hiệu hóa.......................................................... 24
3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát vốn ở Việt Nam trong thời gian qua.................... 27
3.1.Thành tựu ........................................................................................... 27
3.2.Hạn chế ............................................................................................... 28
CHƯƠNG 4: GÓI GIẢI PHÁP TỰ DO HÓA CÓ KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA
ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FPI....................................................................................... 30
1.Nới lỏng các giải pháp hành chính................................................................... 30
Nới lỏng tỷ lệ về vốn cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ............................ 30
Mở rộng ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN............................ 34
2.Đề xuất giải pháp thị trường mới..................................................................... 35
.Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ ................................................. 35
3.Các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................ 36
Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài........................................................................... 36
Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) .......................................... 38
Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái ............................................................ 42
4.Các giải pháp phòng ngừa................................................................................ 43
Gia tăng dự trữ ngoại hối..................................................................................... 43
Ngăn ngừa tình trạng Đôla hóa ........................................................................... 46
Nâng cao vị thế đồng Việt Nam- Tăng cường khả năng chuyển đổi hoàn toàn đồng
nội tệ..47
3
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 50
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài
PHỤ LỤC 2: Thực trạng thu hút FPI ở Việt Nam trong thời gian qua
PHỤ LỤC 3: Kiểm định kiểm soát vốn tại Việt Nam bằng Lý thuyết ngang giá sức
mua PPP
PHỤ LỤC 4: Danh mục các ngành nghề cho phép người nước ngoài mua cổ phần
PHỤ LỤC 5: Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước
ngoài
PHỤ LỤC 6: Danh mục những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn
4
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1: Độ dài và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của các cuộc khủng hoảng ............ 5
BẢNG 4.1: Hệ thống các tiêu chí của tổ chức VAFI về tỷ lệ đầu tư
của nhà ĐTNN vào lĩnh vực ngân hàng ....................................................................... 32
BẢNG 4.2: Tình hình đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2006..................... 46
5
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1: Đánh giá rủi ro kinh tế toàn cầu trong giai đoạn năm 1998- 2006 .............. 3
HÌNH 3.1: So sánh quy mô giao dịch trên TTCK Việt Nam năm 2005 và 2006 .......... 18
HÌNH 3.2: Lãi suất VNIBOR qua đêm tháng 2/2008 .................................................. 26
HÌNH 3.3: Thành phần các luồng vốn vào VN từ năm 1996 đến năm 2003................. 28
HÌNH 4.1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1991- 2007 ................ 36
HÌNH 4.2: Đầu tư ra nước ngoài theo quốc gia ở Việt Nam từ năm 1991- 2007.......... 36
HÌNH 4.3: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành ở Việt Nam từ năm 1991- 2007 ..... 37
HÌNH 4.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với một số quốc gia
trong khu vực tính đến tháng 12/2007.......................................................................... 44
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIM : Alternative Investment Market- Sàn chứng khoán thứ cấp
AUM : Assets under Management
CSRC : Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
ĐTRNN : Đầu tư ra nước ngoài
FDI : Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI : Foreign Portfolio Investment- Đầu tư gián tiếp nước ngoài
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTW : Ngân hàng trung ương
PPP : Power Purcharsing Parity- Lý thuyết Ngang giá lãi suất
PBOC : Ngân hàng nhân dân Trung Hoa
QFII : Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ tiêu chuẩn
RMB : Cách gọi khác của đồng Nhân dân tệ
SAFE : Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước của Trung Quốc
TTCK : Thị trường chứng khoán
7
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
USD : Đồng Đôla Mỹ
VND : Đồng Việt Nam
WTO : World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
8
PHAÀN MÔÛ ÑAÀU
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời cùng với việc thực hiện chính sách
đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng năm 1986 khởi xướng. Một năm sau đó, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật đầu
tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đạo luật này đã nhanh
chóng đi vào cuộc sống và thu được kết quả khả quan.
Ngày 7/11/2006, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới là một trong những khởi đầu quan trọng của quá trình thực hiện
chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO đã mở ra cho
nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt
động đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cùng với sự bùng nổ của Thị trường chứng khoán,
Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ
đầu tư trên thế giới.
Tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức và khó khăn, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm với sự đóng góp không
nhỏ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư gián tiếp FPI. Tuy nhiên, do
chưa nhận thức đầy đủ vai trò, lợi ích cũng như quá e ngại những rủi ro mà dòng vốn này
có thể mang lại, bằng những biện pháp kiểm soát vốn gắt gao, Chính phủ đã giới hạn
dòng chảy vào và ra của vốn FPI trước sự tiếc nuối của các nhà đầu tư nước ngoài lẫn sự
mong chờ một thị trường chứng khoán phát triển của các nhà đầu tư trong nước.
Với những kinh nghiệm quý báu có được trong việc thực hiện thu hút đầu tư nước
ngoài sau hơn 20 năm đổi mới, với thế và lực mới của đất nước sau khi gia nhập WTO,
làm thế nào để dòng vốn FPI phát huy hơn nữa vai trò tích cực đối với nền kinh tế nhưng
vẫn tránh được những đổ vỡ là công việc hết sức cấp bách và quan trọng hiện nay. Trong
đề tài này, chúng tôi có nghiên cứu những biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc và
những thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc vừa thu hút vừa kiểm soát dòng
vốn FPI trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi TTCK Trung Quốc bùng nổ. Mục đích
của việc nghiên cứu này là để tìm ra gói giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong
sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”, giúp Việt Nam có thể
tiếp cận dòng vốn toàn cầu nhưng tránh được nguy hiểm.
9
PHAÀN NOÄI DUNG
CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO
NGƯỢC DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA
1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT VỐN
Một lập luận cơ bản nói rằng một quốc gia không nên kiểm soát các tài khoản vốn,
điều đó tương tự như một lập luận ủng hộ cho việc tự do hóa thương mại hàng hóa và
dịch vụ. Cũng như lời lập luận của Stanley Fischer (1998), sự dịch chuyển dòng vốn một
cách tự do sẽ giúp dễ dàng phân bổ nguồn tiền nhàn rỗi trên thế giới một cách hiệu quả
và dẫn những nguồn tiền nhàn rỗi này đến những nơi sử dụng thiết thực nhất, từ đó là gia
tăng sự tăng trưởng kinh tế và phúc lợi.
Nói một cách dễ hiểu hơn, sự dịch chuyển vốn tự do sẽ:
(1) Gia tăng phúc lợi cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp nhiều cơ hội
đầu tư mang tính quốc tế hơn;
(2) Mở ra nhiều cơ hội cho sự đa dạng hóa danh mục và do đó cung cấp cho các
nhà đầu tư ở những nước công nghiệp lẫn ở các nước đang phát triển khả năng đạt được
một tỷ suất sinh lợi cao tương ứng với rủi ro cao;
Ngoài ra, Cooper (1998) còn đưa thêm ba lý do khác cho việc tự do hóa dòng vốn.
Thứ nhất, mỗi cá nhân nên được tự do tùy ý quyết định tài sản và thu nhập của chính
mình sao cho họ thấy phù hợp, miễn là điếu đó không làm tổn hại đến người khác. Lý do
thứ hai là các rào cản ngăn cấm các dòng vốn tự do sẽ không còn hiệu lực nữa. Trong các
thị trường tài chính hiện đại, các công cụ tài chính đều có thể thay thế được và các thị
trường khả năng tránh được những sự kiểm soát vốn. Lý do thứ ba kiểm soát vốn làm
phát sinh sự thiên vị, hối lộ và tham nhũng.
Tuy nhiên, sau nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng tài chính, đặc biệt
là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, ngày càng có nhiều nền kinh tế thị trường mới
nổi và nhiều nước đang phát triển đang mất đi sự tin tưởng vào sự tồn tại của thị trường
tự do.