Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách kinh tế mới của LêNin ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
611.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1735

Tài liệu LUẬN VĂN: Chính sách kinh tế mới của LêNin ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Chính sách kinh tế mới của LêNin

A. phần mở đầu :

giới thiệu đề tài

Trong khi nền kinh tế, chính trị xã hội đất nước không ổn định thì đặt ra yêu

cầu nhà nước phảI có chính sách đổi mới cho phù hợp với đIều kiện thực tiễn xã

hội. Nước Nga sau khi thoát khỏi chiến tranh tình hình đất nước rất bất ổn. Lê-nin,

người lãnh đạo tối cao của nhà nước Xô-Viết đã đề ra chính sách kinh tế mới

nhằm giảI quyết tình hình khó khăn của đất nước. Bởi vì kinh tế cộng sản thời

chiến không thể duy trì trong cả thời bình. Phương thức phân phối sản phẩm theo

chủ nghĩa bình quân không thể tiếp tục duy trì, nó không kích thích được sự phát

triển của đất nước. Để giảI quyết những mâu thuân đang phát sinh chính quyền

Xô-Viết đã nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần

kinh tế –không thể chỉ duy trì kinh tế nhà nước là duy nhất.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước nào cũng phải trải qua

những khó khăn do đIều kiện kinh tế xã hội chưa thực sự phát triển, thời kỳ quá độ

luôn có những đặc thù riêng của nó buộc người lãnh đạo phảI xem xét, phân tích

và đưa ra những chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. NgoàI ra mối

quan hệ giữa chính trị và kinh tế luôn gắn liền với nhau đổi mới kinh tế phảI đI đôI

với đổi mới chính trị xã hội. Đòi hỏi Đảng và nhà nước phảI nghiên cứu tình hình

để dưa ra những chính sách phù hợp nhất Hệ thống chính trị được xây dựng trên

nền tảng kinh tế là cơ sở tồn tại của phát triển xã hội một cách toàn diện. Để có thể

ổn định chính trị thì trước hết ta phảI ổn định về kinh tế. Trong điều kiện kinh tế

nước Nga đang khó khăn : nông nghiệp kém phát triển, nền đại công nghiệp không

phát huy tác dụng như trước, chỉ còn là sản xuất nhỏ do thiếu nguyên liệu, thiếu

lương thực. Công nhân thất nghiệp tràn lan … Đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, tình

hình chính trị bất ổn Để giảI quyết tình hình trên việc chính quyền Xô-Viết dưa ra

chính sách kinh tế mới là hoàn toàn đúng dắn.

Cũng như nước Nga, Việt Nam sau khi thoát khỏi chiến tranh, “kinh tế thời

chiến” – phương thức sản xuất tập trung không còn phù hợp, chế độ kinh tế tập

trung quan liêu bao cấp không thể tiếp tục duy trì. Nhà nước ta đã nhanh chóng đổi

cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội. Sự vân dụng chính sách kinh tế

mới vào Việt Nam là một bước đI đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong quá

trình đổi mới. Nhanh chóng phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa X ã

Hội. Nhà nước ta song song vơí quá trình đổi mới kinh tế là đổi mới hệ thống

chính trị giảm sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước, giảm sự chồng chéo trong lãnh

đạo quản lý, hệ thống pháp luật cũng thay đổi nhằm kích thích đầu phát triển kinh

tế xã hội. Việt Nam hiên nay đang thực hiện quá trình đổi mới chính. Trên cơ sở

nghiên cứu chính sách kinh tế mới nhà nước ta đã tìm ra những biện pháp phù hợp

với điều kiện thực tiễn xã hội. Chính sách kinh tế mới đã để lại bàI học kinh

nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì đổi mới. Tuy ý nghĩa thời sự của

chính sách kinh tế mới không còn nhưng bàI học về phương pháp xây dựng chủ

nghĩa xã hội còn đó.

B. nội dung:

CHƯƠNG 1:NHững vấn đề cơ bản về chính sách kinh tế mới của LêNin

I. hoàn cảnh ra đời của chinh sách kinh tế mới

* Điều kiện ra đời

Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong

hoà bình. Do đó, chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch

sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép nó đi xa hơn nữa, vì nông dân nhiều

nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách kinh tế cộng sản thời chiến (thể hiện rõ ở cuộc

bạo loạn Cron-Xtat gần Lêningrát); khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ.

Cho nên phải cần thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội

do Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công

nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.

1. Tình hinh kinh tế trước thời kỳ đổi mới

a. Về nông nghiệp:

Những thành phần kinh tế chủ yếu của kinh tế Xô Viết vẫn như cũ. Nông dân

“nghèo ” (vô sản và nửa vô sản ), trong rất nhiều trường hợp đã cảI biến thành tầng

lớp trung nông. Điều đó làm cho “thành phần tiểu tư hữu, tiểu tư sản được tăng

cường thêm”. Một mặt khác cuộc nội chiến 1918-1920 đã làm tình trạng suy đồi

của xứ sở càng thêm trầm trọng ghê gớm, đã làm chậm trễ việc phục hồi các lực

lượng sản xuất nhất là nó đã hút hết máu mủ của giai cấp vô sản. thêm vào đó nạn

mất mùa 1920, nạn thiếu cỏ cho gia súc, bệnh dịch súc vật, càng kìm hãm thêm

việc phục hồi ngành vận tải và công nghiệp. Tình hình chính trị năn 1921 đã đưa

đến chỗ buộc phải dùng những biện pháp tức thời, biện pháp đặc biệt nhất để cải

thiện đời sống nông dân và phục hồi lực lượng sản xuất của họ trong hoàn canh

nước Nga bị tàn phá trong chiến tranh, nền kinh tế đát nươc kiêt quệ.

Đây là nguồn nuôi sông nươc Nga (nước Nga lầ một nước nông nghiệp lạc

hậu trươc chiến tranh) nhưng tình hình nông nghiệp cũng không mấy khả quan.

Diện tích gieo trồng thu hẹp đáng kể. Tổng sản lượng giảm 40% so với năm 1913.

Nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ. Chính sách cộng sản thời chiến kéo dài đã

làm cho nông nghiệp giảm sút đáng kể. Quá trình chưng thu lương thực thừa tạo

cho xã hội một sức ỳ lớn làm cho nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước

nói chung đi vào khủng hoảng.

b. Về công nghiệp :

Sau chiến tranh công nghiệp nước nga bị tàn phá nặng nề, tài sản quốc gia bị

tàn phá hư hỏng rất nhiều. Đại công nghiệp công nghiệp không phát huy vai trò

của mình nữa mà chỉ còn lại “tiểu công nghiệp sản xuất nhỏ”. Các nhà máy công

xưởng, kho bãi, máy móc bị tàn phá nghiêm trọng, một số chỉ còn là đống phế thải.

Tổng sản lượng công nghiệp giảm hơn 4 lần so với năm 1917. Tỷ trọng sản phẩm

công nghiệp trong nền kinh tế không cao chỉ đạt 25%. Sản xuất đại công nghiệp

giảm xuống còn 12. 8%, sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 14. 1%.

c. Về giao thông vận tải:

Cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh. Các

phương tiện giao thông vận tải cũng bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, tình trạng thiếu

nhiên liệu lại càng làm cho giao thông vận tải bị tê liệt.

d. Về tài chính tín dụng:

Lạm phát ngày càng cao tới mức không kiểm soát nổi. Ngân hàng nhà nước chưa

được thiết lập lại, dự trữ vàng bảo đảm cho lưu thông giảm đi. Ngân sách nhà nước

bội liên miên. Hệ thống tài chính-tín dụng lâm vào tình trạng rối loạn.

Tóm lại, tình trạng kinh tế nước Nga bây giờ vô cùng yếu kém. Cả sản xuất

và lưu thông đều sa sút. Đời sống của nhân dân cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Thu nhập của công nhân và nông dân đều giảm. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra

đã kéo nền kinh tế nước Nga xuống thấp hơn rất nhiều lần so với trước chiến tranh.

e. về thương nghiệp:

Kể từ khi thực hiện chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến, thương nghiệp bị xoá

bỏ hoàn toàn. Nền kinh tế mang tính chất hiện vật cao. Trao đổi sản phẩm trên thị

trường bị cấm. Nhà nước vẫn áp dụng chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng

hiện vật cho người tiêu dùng và theo hướng bình quân hoá. Thị trường thiếu hàng

hoá, vận động một cách chậm chạp. Tính ỳ của nền kinh tế càng tăng do sự can

thiệp quá sâu của nhà nước vào thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói

chung.

2. Tình hình chính trị-xã hội :

Tình hình kinh tế như trên đã dẫn tới tinh hình chính trị –xã hội không mấy khả

quan. Nông dân luôn có tâm trạng bất mãn do những mong đợi về cảI thiện đời

sống sau chiến tranh không được đáp ứng. Lòng tin của giai cấp nông dân đối với

cách mạng giảm dần. Giai cầp công nhân mất dần bản chất giai cấp do số công

nhân thất nghiệp tăng, điều kiện sống của họ không được đảm bảo. Nhà nước Xô￾Viết vẫn còn non trẻ, lại vừa phải lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống bọn phản

động và đế quốc nên ít nhiều vẫn còn sai sót trong lãnh đạo. Đặc biệt là sự nóng

vội trong việc hoạch định đường nối đI lên xã hội chủ nghĩa. Vai trò lãnh đạo của

Đảng yếu đi do lòng tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản không còn như trước

nữa. Liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ do những mối liên hệ kết nối về kinh

tế giữa hai giai cấp bị nhà nước làm cho mờ nhạt dần. Bên cạnh đó, xuất hiện tình

trạng một số người lợi dụng tình hình khủng hoảng bất ổn để gây rối loạn kinh tế

như bọn đầu cơ tích trữ. Nạn trộm cắp, lừa đảo xảy ra ở nhiều nơi khiến cuộc sống

của người dân không được yên ổn. An ninh chính trị ngày càng bất ổn định. Tình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!