Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần vật liệu xây
MIỄN PHÍ
Số trang
60
Kích thước
607.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1043

Tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần vật liệu xây

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần vật

liệu xây dựng Bưu điện

Lời mở đầu

Với điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì các doanh nghiệp trong nước

luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó

các doanh nghiệp luôn phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,tiếp

thu khoa học kĩ thuật để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

Để là được như thế thì việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ luôn là vấn đề quan trọng

Có thể nói rằng TSCĐ là vô cùng quan trọng, nó là một trong ba yếu tố cơ bản

của quá trình sản xuất xã hội. Trong điều kiện hiện nay, dưới sự cạnh tranh gay gắt của

nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cho

mình những bước đi vững chắc hơn. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc

đổi mới TSCĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến

năng suất lao động và nó cũng quyết định đến sự thành công hay thất bại đối với mỗi

doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả TSCĐ trong các doanh

nghiệp.Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện,với kiến

thức đã học, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

TSCĐ tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện ”

Chuyên đề của em gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận về TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ tai Công ty cổ phần vật liệu

xây dựng Bưu điện

Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tai Công ty cổ

phần vật liệu xây dựng Bưu điện

Chương I : Lý luận về TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong hoạt động kinh

doanh của

doanh nghiệp

I. TSCĐ và đặc điểm TSCĐ

1. Khái niệm TSCĐ.

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản

khác có giá trị hơn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được

chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản suất ra trong các

kỳ sản xuất.

2. Đặc điểm của TSCĐ.

Trong các doanh nghiệp TSCĐ có nhiều loại khác nhau vời tính chất và đặc điểm

khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều có các đặc điểm sau:

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái

vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.

- Tài sản cố định bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động

sản xuất kinh doanh giá trị của chúng chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho hoạt động khác như: Hoạt

động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử

dụng.

3. Yêu cầu quản lý TSCĐ.

Từ những đặc điểm của TSCĐ cho thấy TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về

mặt giá trị lẫn hiện vật. Cụ thể việc quản lý cần phải có những yêu cầu sau:

- Phải quản lý TSCĐ như là một yều tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, góp phần

tạo ra năng lực sản xuất cho đơn vị. Do đó kế toán phải cung cấp thông tin về số lượng và

giá trị hiện có tại đơn vị, tình hình biến động TSCĐ trong đơn vị

- Phải quản lý TSCĐ như là một bộ phận vốn cơ bản đầu tư dài hạn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, có tốc độ chu chuyển chậm tính bằng nhiều năm tài chính, độ

rủi ro cao. Vì vậy kế toán phải cung cấp những thông tin về tỷ trọng vốn đã đầu tư và nhu

cầu vốn là bao nhiêu để đầu tư mới TSCĐ sửa chữa hoặc là thuê TSCĐ.

- Phải quản lý phần TSCĐ đã sử dụng như là một bộ phận của chi phí sản xuất

kinh doanh. Do đó kế toán phải tính đúng, tính đủ mức khấu hao trích tuỳ từng kỳ kinh

doanh, làm sao phải thu hồi được vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được khả năng bù

đắp được chi phí. Quản lý TSCĐ là sử dụng và bảo vệ TSCĐ cho doanh nghiệp, làm sao

để những TSCĐ sống mà sống có ích cho doanh nghiệp và đảm bảo khả năng tái đầu tư

khi cần thiết. Do TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất, là điều kiện quan

trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Cho nên cần

có sự đổi mới không ngừng. Điều đó có tác dụng quyết định đến yêu cầu và nhiệm vụ của

công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Mỗi ngành, mỗi địa phương cũng như từng doanh

nghiệp phải đề cao trách nhiệm làm chủ nguồn vốn, bảo toàn và phát triển nó, sử dụng an

toàn triệt để TSCĐ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, góp

phần giữ vững và mở rộng thị trường, có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế.

Hơn nữa, vì nhiệm vụ nhiều, quy mô lớn và thời gian phát sinh dài nên kế toán

TSCĐ cũng rất phức tạp. Thêm vào đó yêu cầu về TSCĐ cũng rất cao. Do vậy, kế toán

phải đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin

hữu hiệu nhất cho quản lý. Muốn vậy phải tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học,

tạo mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành nên bản chất của kế toán.

TSCĐ trong doanh nghiệp gồm nhiêù loại và nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu

quản lý rất khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, cần phải phân

loại TSCĐ.

4. Phân loại TSCĐ.

Phân loại TSCĐ là việc phân chia TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp theo những

tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quảm lý TSCĐ. Phân loại chính xác giúp

cung cấp thông tin để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ

tạo điều kiện phát huy hết tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất, đồng thời phục

vụ tốt trong công tác thống kê, kế toán TSCĐ thành từng loại theo những đặc trưng nhất

định của mình. Vì vậy, công tác phân loại là hết sức cần thiết.

Tuỳ theo công dụng và đặc trưng nhất định của TSCĐ người ta có những cách

phân loại TSCĐ khác nhau:

• Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách này TSCĐ được chia làm

hai loại TSCĐ khác nhau:

- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp

nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

TSCĐ gồm có

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công xây

dựng : như nhà cửa, vật kiến trúc hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng

như đường xá, cầu cống đường sắt, cầu tầu.v.v. . . phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh

doanh

+ Máy móc, thiết bị: Dây truyền công nghệ, máy móc chuyên dùng, thiết bị công

tác.

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, các phương tiện vận tải, hệ thống điện

.v.v. . .

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: máy vi tính, thiết bị điện tử dụng cụ đo lường.

+ Vườn cây lâu năm, xúc vật làm việc và cho sản phẩm.

- TSCĐ vô hình:là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định

được giá trị thoả mãn các tiêu cuẩn của tài sản cố đinh vô hình .

+ Quền sử dụng đất : Là giá trị của quền sử dụng một mặt bằng diện tích (mặt

đất,mặt nước,mặt biển ) nhất định thuộc vốn nhà nước cấp cho doanh nghiệp sử dụng vào

kinh doanh trong thời gian qui định

+ Chi phí thành lập và chuẩn bị sản xuất: Là các chi phí phát sinh lúc doanh

nghiệp mới thành lập như chi phí công tác nghiên cứu thăm dò lập dự án đầu tư,chi phí

cho sử dụng vốn ban đầu, chi phí cho đi lại, hội họp, khai trương, quảng cáo v.v.. Các chi

phí này chấm dứt khi doanh nghiệp đi vao hoạt động chính thức

+ Bằng phát minh sáng chế: Giá trị của nó là các chi phí doanh nghiệp phải trả để

mua bản quyền bằng phát minh của các nhà nghiên cứu, hoặc phải trả cho các công trình

nghiên cưú thử nghiệm được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế.

+ Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các chi phí vê thực hiện các công trình quy mô

lớn về nghiên cứu, lập kế hoạch dự án dài hạn để đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho doanh

nghiệp .

Phương pháp phân loại theo hình thái vật chất sẽ giúp cho các nhà quản lý có một

nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng để xây dựng

các quyết định đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế, từ đó có biện pháp quản lý vốn,

tài sản và tính toán khấu hao hợp lý hơn nữa.

• Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và

TSCĐ thuê ngoài.

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành từ các

nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh

nghiệp… và TSCĐ doanh nghiệp được biếu tặng. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở

hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ đi thuê: Do yêu cầu sử dụng mà doanh nghiệp cần có một số TSCĐ,

hoặc là khi xét thấy việc đi thuê TSCĐ có lợi thế hơn trong việc giảm bớt chi phí kinh

doanh hoặc chi phí cần thiết trong khoảng thời gian nhất định, mà không đủ khả năng tài

chính hoặc không cần thiết phải mua, doanh nghiệp sẽ đi thuê TSCĐ dưới hai hình thức

thuê tài chính và thuê ngoài hoạt động .

+ Thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê mà bên tcho thuê có sự chuyển giao phần

lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê.Dấu hiệu của hợp

đồng thuê tài chính:

Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê khi hết thời hạn

cho thuê.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!