Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng ở Việt Nam ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự
phòng ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo ra một bước ngoặt mới
trong sự phát triển kinh tế của nước ta, nó mở ra trước mắt các doanh nghiệp nhiều cơ
hội nhưng cũng không ít thách thức và khó khăn. Một yếu tố luôn tồn tại trong kinh
doanh ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là rủi ro.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì mức độ rủi ro
càng cao. Do vậy để có thể đứng vững trên thương trường các doanh nghiệp cần xây
dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý. Một trong số đó là cần phải dự
đoán và có biện pháp hạn chế rủi ro để chủ động hơn về tài chính. Hiện nay biện pháp
chung đang được áp dụng cho các doanh nghiệp đó là việc trích lập các khoản dự
phòng giảm giá, dự phòng phải trả…
Hiện nay chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành đã có những quy định cụ thể và
thống nhất việc tổ chức hạch toán các khoản dự phòng; đồng thời Bộ tài chính cũng đã
ban hành các thông tư hướng dẫn giúp cho các doanh nghiệp có thể vận dụng một cách
dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành được ban hành theo
quyết định Số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 vẫn còn tồn tại một số bất cập cần
phải hoàn thiện trong hạch toán các khoản chi phí dự phòng như sau:
Không có sự thống nhất của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và Thông tư hướng
dẫn Số: 13/2006/TT-BTC về quy định hoàn nhập các khoản dự phòng. Thứ nhất, Về
hoàn nhập các khoản dự phòng thì chế độ kế toán hiện hành quy định ghi giảm chi phí
còn thông tư hướng dẫn lại ghi tăng thu nhập.
Thứ hai, Về trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp.
Theo thông tư tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích
lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng, còn theo