Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
821.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1910

Tài liệu LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THUỶ SẢN

HUỲNH TRUNG HIẾU

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN

TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ

ION CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THUỶ SẢN

HUỲNH TRUNG HIẾU

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN

TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ

ION CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

2009

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị Thanh Hương

đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý

báo trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

này.

Xin gởi lời cảm ơn chân thành chị Lâm Ánh Tiên, Nguyễn Hương Thùy,

Nguyễn Thị Kim Hà đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình

thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tác giả xin được gởi lời cám ơn đến các anh chị đi trước, các bạn cùng

mảng đề tài đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện

luận văn này.

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn, những người thân trong

gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác

giả hoàn thành chương trình học này.

Chân thành cám ơn!

TÓM TẮT

Tôm sú (Penaeus monodon) trọng lượng trung bình 6,37±1,02g được

thuần dưỡng một tuần tại cùng một độ mặn của trang trại nuôi khi chuyển về để

tránh tôm bị sốc do đánh bắt và vận chuyển. Tôm được bố trí vào các nghiệm

thức theo 2 phương pháp thuần hóa: giảm độ mặn 2, 4, 8 và 16 ppt, và tăng độ

mặn 2, 4, 8 và 16 ppt, nghiệm thức đối chứng có độ mặn 16 ppt. Các thời điểm

thu mẩu được thực hiện tại 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày sau khi thuần hóa.

Áp suất thẩm thấu (ASTT) của tôm 3 ngày sau khi thuần hóa đã ổn định,

giá trị ASTT ở các nghiệm thức giảm 2, 4, 8 ppt và đối chứng (16 ppt) khác biệt

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở các nghiệm thức được thuần hoá theo

phương pháp tăng thì chỉ có nghiệm thức tăng 2 ppt không sai khác với nghiệm

thức đối chứng, còn các nghiệm thức tăng 4 ppt, 8 ppt, 16 ppt có sự sai khác với

hai nghiệm thức đối chứng và tăng 2 ppt. Vào thời điểm 6 giờ quá trình điều

hòa áp suất thẩm thấu đã diễn ra và giá trị ASTT sai khác có ý nghĩa thống kê

(p<0,05) so với thời điểm 0 giờ bố trí thí nghiệm. Quá trình điều hòa các ion Cl-

, Na+

trong cơ thể tôm xảy ra cũng giống như đối với áp suất thẩm thấu. Điểm

đẳng trương được tìm thấy ở khoảng độ mặn 20 ‰.

Riêng đối với ion K+

thì ở các nghiệm thức của phương pháp giảm 2, 4,8

và 16 ppt và tăng 2, 4 ,8, 16 ppt có sự chênh lệch không theo qui luật rõ ràng,

giá trị ion K+

dao động trong khoảng 6,6 đến 10,4 mM ở phương pháp thuần

hóa giảm và trong khoảng 7,6 đến 12,1 mM ở phương pháp thuần hóa tăng tại

các thời điển thu mẩu trong vòng 14 ngày.

Sau 14 ngày bố trí thì tỉ lệ sống các nghiệm thức ở phương pháp thuần

hóa giảm 2, 4, 8 ppt và phương pháp tăng 2, 4, 8 và 16 ppt và đối chứng 16 ppt

không có sự chênh lệch lớn và dao động từ 82,5-91,7 %, tuy nhiên khi thuần

hoá đột ngột giảm 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16ppt) thì tôm bắt đầu

chết lúc 3 giờ và chết hết sau 4 giờ.

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................3

TÓM TẮT...............................................................................................................4

MỤC LỤC..............................................................................................................4

DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................7

DANH SÁCH HÌNH..............................................................................................8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................9

CHƯƠNG I.............................................................................................................1

GIỚI THIỆU...........................................................................................................1

1.1. Giới thiệu .....................................................................................................1

1.2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................1

1.3. Nội dung của đề tài......................................................................................2

1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................2

CHƯƠNG II...........................................................................................................3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................3

2.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm sú.........................................................3

2.1.1. Vị trí phân loại......................................................................................3

2.1.2. Vòng đời ...............................................................................................3

2.1.3. Sự phân bố ............................................................................................3

2.1.4. Sinh lý học ............................................................................................4

2.1.5. Thức ăn và tập tính ăn. .........................................................................5

2.1.6. Yêu cầu về môi trường sống của tôm sú..............................................5

2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên một số chức năng sinh lý của tôm:.................7

2.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu......................7

2.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống: .........................8

CHƯƠNG III........................................................................................................10

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................10

3.1 Vật liệu nghiên cứu: ...................................................................................10

3.2 Nguồn tôm thí nghiệm................................................................................10

3.3. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................10

3.3.1 Yếu tố môi trường ...............................................................................10

3.3.2 Yếu tố sinh lý.......................................................................................10

3.4. Bố trí thí nghiệm: gồm có 2 lô ..................................................................11

· LÔ A: Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hoà áp suất thẩm

thấu và ion của tôm sú giai đoạn 5-10 g......................................................11

· LÔ B: Ảnh hưởng của các độ mặn lên tỉ lệ sống của tôm sú giai đoạn

5-10 g :..........................................................................................................11

3.5. Phương pháp xử lý số liệu:........................................................................12

CHƯƠNG IV........................................................................................................13

KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................................13

4.1. Các yếu tố môi trường...............................................................................13

4.1.1. Nhiệt độ...............................................................................................13

4.1.2. pH........................................................................................................13

4.1.3. Oxy hoà tan (DO)...............................................................................14

4.1.4. Các chỉ tiêu đạm:................................................................................14

4.2. Ảnh hưởng phương pháp thuần hoá lên điều hoà áp suất thẩm thấu, ion

của tôm sú (Penaeus monodon): ......................................................................15

4.2.1. Áp suất thẩm thấu:..............................................................................15

4.2.2. Ion Cl-

, Na+

, K+ ..................................................................................20

4.3. Tỉ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) khi thuần hoá theo các phương

pháp khác nhau:…………………………………………………………….26

CHƯƠNG V.........................................................................................................28

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................29

PHỤ LỤC .............................................................................................................31

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ, pH, DO trong quá trình bố trí thí nghiệm……..13

Bảng 4.2: Sự biến đổi các chỉ tiêu đạm trong quá trình bố trí thí nghiệm……..14

Bảng 4.3: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7

và 14 ngày……………………………………………………………………..16

Bảng 4.4: Hàm lượng ion Cl-

của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7

và 14 ngày……………………………………………………………..………20

Bảng 4.5: Hàm lượng ion Na+

của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3,

7 và 14 ngày…………………………………………………………………...20

Bảng 4.6: Hàm lượng ion K+

trong máu của các nghiệm thức qua các thời điểm

thu mẫu 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày………………………………………………21

DANH SÁCH HÌNH

Đồ thị 4.1: ASTT của các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa giảm 2, 4, 8

và 16 ppt………………………………………………………………………16

Đồ thị 4.2: ASTT của các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8

và 16 ppt………………………………………………………………………17

Đồ thị 4.3: Sự thay đổi áp suất thẩm thấu máu tôm ở 2 phương pháp giảm và

tăng 2, 4, 8 và 16 ppt so với đối chứng 16 ppt tại thời điểm 0 giờ và 6 giờ…..17

Đồ thị 4.4: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3,

7 và 14 ngày………………………………………………………………..….19

Đồ thị 4.5: Nồng độ các ion Cl-

, Na+

và K+

theo phương pháp thuần hóa giảm 2,

4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)………………………...23

Đồ thị 4.6: Nồng độ các ion Cl-

, Na+

và K+

theo phương pháp thuần hóa tăng 2,

4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)……………………........25

Hình 4.7: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của tôm sau 14 ngày bố trí ở các nghiệm

thức khi thuần hoá theo các phương pháp khác nhau…………………………26

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!