Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Kết quả nghiên cứu bước đầu về thanh phần sâu bệnh và cỏ dại trên ngô lai ở vùng Sơn La doc
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
275.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1191

Tài liệu Kết quả nghiên cứu bước đầu về thanh phần sâu bệnh và cỏ dại trên ngô lai ở vùng Sơn La doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN SÂU BỆNH

VÀ CỎ DẠI TRÊN NGÔ LAI Ở VÙNG SƠN LA

Lê Văn Hải, Mai Xuân Triệu, Phạm Văn Lầm

SUMMARY

Some preliminary results of studies on the species composition of insect pests, diseases

and weeds on hybrid corn at Son La Province

The study on species composition of insect pests, diseases and weeds on corn has been

conducted at Son La Province in 2007.

At least 18 species of insect pests, 7 diseases and 14 species of weeds were recorded on hybrid

corn growing at Mai Son, Yen Chau districts (Son La province). About 12 species of insects and 7

species of fungi were found to damaged corn in storage.

Almost of recorded species of insect pests, diseases and weeds are present in corn fields, but their

population densities are low. The very common species include Rhopalosiphum maidis (Fitch),

Sitophilus zeamais Motsch., Sitophilus oryzae L., Ostrinia furnacalis (Guen.), diseases caused by

Fusarium moniliforme Sheld, Helminthosporium maydis Nisik., Helminthosporium turcicum Pas.,

Puccinia sorghi Schw., Aspergillus flavus Link, and two exotic weeds (Bidens pilosa L., Mimosa

invisa Mart. ex Colla).

Keywords: Pests, diseases and weeds on hybrid corn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây ngô được đưa vào trồng ở nước ta

cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình

và CS, 1997). Ngô là cây lương thực thứ

hai sau cây lúa, được trồng rộng rãi ở

nhiều tỉnh, đặc biệt ở Cao Bằng, Đồng

Nai, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hoá... Dịch

hại là một yếu tố hạn chế một cách đáng

kể năng suất ngô ở nước ta nói chung và ở

Sơn La nói riêng. Sâu đục thân ngô có thể

gây giảm 20 - 32% năng suất ngô so nơi

không bị sâu đục thân phá hoại (Nguyễn

Quí Hùng và CS, 1978; Nguyễn Đức

Khiêm, 1995).

Những nghiên cứu về sâu bệnh và cỏ

dại hại ngô ở nước ta chưa nhiều. Các kết

quả nghiên cứu đã công bố đều được tiến

hành chủ yếu trong những năm 1970 - 1980

(Hoàng Anh Cung và CS, 1978; Nguyễn

Văn Hành và CS, 1995; Nguyễn Quí Hùng

và CS, 1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995;

Nguyễn Công Tự và CS, 1978). Kết quả

nghiên cứu đã đạt được xoay quanh các vấn

đề như phát hiện thành phần, nghiên cứu

đặc điểm sinh học và tình hình phát sinh

của một số sâu bệnh chính hại ngô và biện

pháp phòng chống chúng. Từ thập niên

1990 trở lại đây, nhất là từ khi giống ngô

lai được phát triển mạnh thì hầu như không

có một nghiên cứu nào chuyên về sâu bệnh

và cỏ dại hại ngô được tiến hành, kể cả ở

Sơn La. Đặc biệt sâu bệnh hại hạt trước và

sau thu hoạch.

Sản xuất ngô tại Sơn La đang cần có

những hướng dẫn kỹ thuật phòng chống sâu

bệnh, cỏ dại hại ngô. Mặt khác, để hoàn

thiện qui trình quản lý cây trồng tổng hợp

(ICM) trên cây ngô lai rất cần có những

nghiên cứu về sâu bệnh và cỏ dại hại ngô.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!