Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Đồ án công nghệ Thức ăn chăn nuôi pptx
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
720

Tài liệu Đồ án công nghệ Thức ăn chăn nuôi pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Đồ án công nghệ

Thức ăn chăn

nuôi

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 1

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN..........................................................................................4

1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật.........................................................................4

1.1.1. Thức ăn xanh..................................................................................................4

1.1.2. Thức ăn từ rễ, củ, quả.....................................................................................5

1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm................................................5

1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu..............................................8

1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật........................................................................9

1.2.1. Bột thịt, bột xương.......................................................................................10

1.2.2. Bột cá............................................................................................................10

1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến...................................................10

1.3.1. Các sản phẩm phụ của nghành nấu bia rượu...............................................10

1.3.2. Sản phẩm phụ của nghành chế biến đường, tinh bột...................................11

1.4. Thức ăn bổ sung..............................................................................................11

1.4.1. Thức ăn bổ sung đạm...................................................................................12

1.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng..............................................................................14

1.4.3. Các chất bổ sung khác..................................................................................16

1.4.4. Các loại premix............................................................................................18

1.5 Các chất có trong thức ăn.................................................................................15

1.5.1. Vai trò và giá trị của chất đạm ( protêin).....................................................19

1.5.2. Vai trò và giá trị của gluxit..........................................................................21

1.5.3. Vai trò và giá trị của chất béo......................................................................21

1.5.4. Vai trò và giá trị của chất khoáng................................................................22

1.5.5 Vai trò và dinh dưỡng của nước...................................................................26

1.5.6. Vai trò và giá trị của vitamin.......................................................................27

1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm...30

1.6.1 Khái niệm......................................................................................................30

1.6.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần......................................................30

1.6.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần...............................................................31

1.7. Đánh giá chất lượng sản phẩm........................................................................29

1.7.1. Thức ăn hỗn hợp...........................................................................................29

1.7.2. Giá trị dinh dưỡng........................................................................................29

Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.....................................31

2.1. Chọn dây chuyền công nghệ............................................................................31

2.1.1. Đặc điểm công nghệ......................................................................................31

2.1.2. Sơ đồ công nghệ............................................................................................31

2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ.................................................................33

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 2

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

2.2.1. Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu..................................................33

2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn.............................................................35

2.2.3. Dây chuyền tạo viên.......................................................................................38

2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm.........................................................40

Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT.......................................................41

3.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy........................................................................41

3.2. Các số liệu ban đầu............................................................................................41

3.2.1. Năng suất của nhà máy..................................................................................41

3.2.2. Phối hợp khẩu phần ăn...................................................................................41

3.2.3: Hao hụt qua các công đoạn (%).....................................................................48

3.3. Tính cân bằng vật chất......................................................................................50

3.3.1. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần..............50

3.3.2. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm...55

3.3.3. Tính cho sản phẩm dạng bột làm thức ăn cho heo nái tiết sữa.....................55

3.3.4. Tính nhu cầu từng nguyên liệu trong công thức phối trộn............................59

3.4. Tính cân bằng nhiệt...........................................................................................61

3.4.1. Tính áp suất làm việc của hơi nước..............................................................61

3.4.2. Tính nồi hơi....................................................................................................62

3.5 Tổng kết cân bằng vật chất................................................................................62

3.5.1 Tổng kết năng suất của từng công đoạn sản xuất (phụ lục 1.3).....................62

3.5.2 Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất (phụ lục 1.4).......................62

Chương 4 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ.................................................................64

4.1. Tính xilô chứa...................................................................................................64

4.1.1Xilô chứa nguyên liệu thô sau công đoạn tách kim loại lần 2 và đem đi nghiền

..................................................................................................................................64

4.1.2. Xilô chứa nguyên liệu thô sau nghiền búa.....................................................65

4.1.3. Xilô chứa bột thành phẩm trước khi đảo trộn................................................68

4.1.4. Xilô chứa bột tạo viên, bột thành phẩm, viên thành phẩm............................68

4.2. Các thiết bị chính...............................................................................................69

4.3. Máy vận chuyển...............................................................................................70

4.3.1. Gàu tải............................................................................................................70

4.3.2. Vít tải..............................................................................................................71

4.3.3.Gàu tải.............................................................................................................71

KẾT LUẬN..............................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................72

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 3

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

LỜI MỞ ĐẦU

Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại

và đầu tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với

ngành nông nghiệp nói riêng việc ra nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp

Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ,

chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị.

Do đó bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng

lớn của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì công nghiệp chế biến thức ăn gia

súc, gia cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền

và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang

trại, xí nghiệp…

Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và

thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt,

trứng, sữa… không ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là

nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn

đề cấp thiết được đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao,

chất lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh

dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn

nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia

súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất trong nước do các nhà máy chế biến thức ăn

gia súc phía Nam và phía Bắc sản xuất theo công nghệ phối trộn. Thức ăn chăn

nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và năng

suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản xuất thức

ăn nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 4

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Chương 1: TỔNG QUAN

Ngày nay, thức ăn hỗn hợp hoàn hảo được cân bằng đầy đủ các chất

dinh dưỡng đầy đủ để phù hợp vời nhu cầu sinh trưởng phát triển và sinh sảncủa

gia súc và gia cầm. Để cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp như

protêin, các chất khoáng, năng lượng, vitamin….người ta thơường sử dụng các

loại nguyên liệu sau:

1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật:

1.1.1. Thức ăn xanh:

Bao gồm các loại lá xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ

được sử dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh là loại thức thức ăn chiếm tỉ lệ cao

trong khẩu phần ăn của loại nhai lại ( trâu, bò, dê…). Thức ăn xanh rất đa dạng

gồm nhiều loại như: các loại cỏ stylo,các loại cây họ đậu như đậu cove, các loại

bèo như bèo cái, bèo dâu, bèo Nhật Bản, các loại rau như rau muống, rau lang…

(1)

* Đặc điểm ( 2)

- Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ.

- Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, ngon miệng.

- Thức ăn xanh giàu vitamin nhiều nhất là vitamin A ( Caroten), vitamin

B đặc biệt là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D rất thấp.

- Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp.

- Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh là 4% tính theo vật chất khô,

chủ yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo

thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nhìn chung

thân là họ đậu có hàm lượng Ca, Mg, Co cao hơn trong loại thức ăn xanh khác.

1.1.2.Thức ăn rễ, củ và quả:

Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc nhất là gia súc cho

sữa. Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoái lang, các loại bí…. Là

loại thức ăn ngon miệng thích hợp cho lợn non và bò sữa.

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 5

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Nhược điểm của thức ăn loại rễ, củ, quả là khó bảo quản sau khi thu hoạch

do dễ bị thối hỏng. .

1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm: (2)

* Đặc điểm:

- Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương

pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản. Protein hạt ngũ cốc thiếu hụt axit amin

quan trọng là lyzin, methionin và threonin, riêng lúa mạch hàm lượng lyzin cao

hơn một chút.

- Hàm lượng lipit từ 2 – 5 % nhiều nhất ở ngô và lúa mạch.

- Hàm lượng xơ thô 7 – 14% nhiều nhất ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch

và thóc, ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8 – 3%.

- Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngô 3,3 Mcal/kg

và thấp nhất ở lúc mạch 2,4 Mcal/kg.

- Hạt cốc nghèo khoáng đặc biệt là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%,

photpho > 0,3 – 0,5% nhưng phần lớn photpho trong hạt ngũ cốc ở dạng phytat.

- Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 ( trư ngô vàng rất giàu caroten),

giàu vitamin E và B1 ( nhất là ở càm gạo).

Hạt cốc là nguồn thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn, gia cầm.

a/ Ngô:

Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc

khác ngô chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngô chứa ít canxi, nhiều

photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngô có tỷ lệ tiêu hoá

năng lượng cao, giá trị protein thấp, thiếu axit amin.

Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và loại thức ăn rất

giàu năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200 – 3300 kcal ME. Ngô còn có tính chất

ngon miệng đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn chính cho lợn thì sẽ

làm cho mỡ lợn trở nên nhão. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng

để so sánh với các loại thức ăn khác.

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 6

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 4 GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Bảng 1.1: Tỷ lệ tiêu hoá của ngô và một số phụ phẩm của ngô ( %)(2)

Vật nuôi Protein Xơ Mỡ DSKĐ ME

(Mcal/kg)

Ngô hạt Cừu 76.0 57.0 91.0 94.0 3.47

Bột hạt và lõi Cừu 74.0 69.1 78.4 90.3 3.23

Lõi Bò 55.0 76.0 53.0 79.0 2.74

Bột Hominy Cừu 66.0 34.0 81.0 81.0 2.81

Bột gluten Cừu 80.0 55.0 73.0 73.0 2.62

Ngô hạt Lợn 69.9 40.7 55.7 92.9 3.64

b/ Thóc:

Là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Thóc được dùng chủ yếu

cho loại nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho người, lợn và gia cầm. Vỏ trấu

chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó giàu Silic và thành phần chủ yếu là

xenluloza. Cám gạo chứa 11 – 13% protein thô và 10 – 15 % lipit.

c/ Các phụ phẩm:

Cám gạo: là sản phậm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số

thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn

B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và Biotin, 1kg cám có khoảng

22mg B1, 13mg B6, 0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng,

chứa 11 – 13% protêin thô, 10 – 15% lipit thô, 8 – 9% chất xơ thô, khoáng tổng

số 9 – 10%. Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no nên dễ bị oxy hoá làm

cám bị ôi, giảm chất lượng và trở nên đắng khét. Nên cần ép hết dầu để cám

được bảo quản lâu hơn và thơm hơn.

Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay

thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và lợn.

1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu: ( 2)

a/ Đậu tương và khô dầu đậu tương:

♦ Đậu tương: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với

vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protêin thô trong đó chứa đầy đủ các

SVTH: Nguyễn Thị Nhâm_ Lớp: 05H2B Trang: 7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!