Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Re: Chương III
Bị khoá Trả lời Liên hệ
CHƯƠNG III
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam,
được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Hồ Chí Minh đã từng biết đến tư tưởng CNXH sơ khai ở phương
Đông, qua “thuyết đại đồng của” Nho giáo, chế độ công điền ở phương
Đông là cơ sở kinh tế tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt của người Việt
Nam.
Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy
trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực
hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Đến năm 1923,
Nguyễn Ái Quốc đến Liên-xô, lần đầu tiên biết đến “chính sách kinh tế mới”
của Lênin, được nhìn thấy thành tựu của nhân dân xô-viết trên con đường
xây dựng xã hội mới .
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam
+ Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về CNXH từ phương diện kinh tế
Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt
Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát
triển của xã hội cũng như đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội
kia. Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống
các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Bác