Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Chương III: Ô nhiễm đất doc
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
150.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1854

Tài liệu Chương III: Ô nhiễm đất doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương XIII

Ô NHIỄM ÐẤT

1. Khái niệm về ô nhiễm đất

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phố cũng

được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy

và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô

nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm.

Trong nông nghiệp, chúng ta đã và đang sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc trừ sâu,

thuốc trừ cỏ và một số phân hoá học, một số trong các loại hoá chất đó cũng có thể gây ô nhiễm

đất. Hàm lượng các chất độc hại đó tích luỹ trong đất tới mức độ nào đó sẽ gây hại cho cây trồng

và vi sinh vật đất, từ đó phá vỡ cân bằng sinh thái giữa đất và các hệ sinh thái khác.

Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà còn lấy đất làm điểm

xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và người - một số nguyên tố vi lượng hoặc siêu vi

lượng có tính độc hại tích luỹ lại trong nông sản phẩm từ đó gây tác hại nghiêm trọng đối với

động, thực vật và người.

Ô nhiễm đất còn làm hại đến môi trường khác như nước ngầm, nước mặt, không khí. Ví

dụ, một số chất ô nhiễm có tính hoà tan trong nước, thấm xuống nước ngầm, hoặc có thể bị dòng

nước di chuyển đi nơi khác tạo nên sự ô nhiễm nước trên mặt đất. Gió thổi có thể chuyển chất ô

nhiễm đi xa làm cho diện tích ô nhiễm mở rộng hơn. Bởi vậy, ô nhiễm đất cũng có thể trở thành

nguồn ô nhiễn đối với nước và không khí.

Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tìm hiểu nguồn gốc, số lượng, các dạng, sự di

chuyển, sự chuyển hoá, sự tích luỹ và tiêu tan của các chất gây ô nhiễm.

2. Nguồn gây ô nhiễm

Nguồn gây ô nhiễm đất trước hết là từ nước và không khí, ngoài các chất đặc biệt do núi

lửa phun ra còn có các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt (hơi thải, nước thải, cặn thải,

phân hữu cơ, rác). Tất nhiên, phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các khoáng sản đang khai

thác, các chất phóng xạ... cũng đều là các chất ô nhiễm từ bên ngoài vào đất.

2.1. Tưới nước thải công nghiệp làm ô nhiễm đất

Nông dân dùng nước thải công nghiệp từ các nhà máy ra hoặc nước cống thành phố để

tưới cho cây, tuy nước đó có thể làm tăng được một ít năng suất cây trồng nhưng nếu sử dụng

không đúng, lâu dài tích luỹ lại có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ màu mỡ của đất hoặc gây

ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển cây trồng cũng như sức khoẻ của con người và gia súc.

Ví dụ, nếu dùng nước của một số nhà máy có chứa muối mặn, chất kiềm hoặc chất axit sẽ làm

cho đất dần dần hoá mặn, hoá kiềm hoặc hoá chua từ đó làm giảm khả năng sản xuất của đất.

Nghiêm trọng nhất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loại nặng như: Cd, Ni, Cr...

Các nhà máy hoá chất, các xưởng sản xuất nông dược thải ra Hg, Pb, As. Các chất này

sau khi tích luỹ trong đất thì khó loại ra, có thể ảnh hưởng xấu cho cây. Do hoạt động của vi sinh

vật, chúng có thể bị tiêu tan dần, nhưng dù chỉ nằm trong đất một thời gian ngắn vẫn gây độc hại.

Những vùng mỏ đang khai thác như mỏ pyrit (FeS2), mỏ than chứa lưu huỳnh (S), sau

oxy hoá sẽ sinh ra H2SO4 làm cho môi trường rất chua, ảnh hưởng xấu đến đất. Ðất bị nhiễm lưu

huỳnh ban đầu trở nên chua nhiều làm giảm năng suất cây trồng, sau đó còn sinh ra các muối

như sunphat sắt, nhôm hoặc mangan, bị các chất hữu cơ trong đất khử oxy tạo thành các hợp

chất sunphit lưu lại trong đất tiếp tục gây hại dưới dạng axit hoặc dạng lưu huỳnh.

2.2. Một số chất khí thải làm ô nhiễm đất

Thường gặp nhất là SO2 hoặc HF do các nhà máy thải ra. Chất thứ nhất sinh ra axit

H2SO4, chất thứ hai sinh ra axit HF. Chúng được nước mưa kéo xuống đất. Chất đầu có thể cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!