Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Chương 5 : TIỀN VÀ LẠM PHÁT docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 5 : TIỀN VÀ LẠM PHÁT
I.TIỀN LÀ GÌ?
Ngày nay phần lớn các giao dịch kinh tế của chúng ta đều được thực hiện thông qua
tiền. Đối với cá nhân, tiền vừa là phương tiện vừa là mục đích của hoạt động kinh tế. Đối với
quốc gia, tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Trong thực tế tiền tệ đã trải qua
nhiều hình thức, nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao theo thời gian của lịch sử và có
nhiều nhà kinh tế học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tiền chẳng hạn như: Tiền là một
hình thức tồn trữ tài sản để sẵn sàng cho các giao dịch hay tiền là bất cứ phương tiện nào
được thừa nhận chung để làm trung gian cho việc mua bán hàng hóa... Chúng ta cần xác định
rõ bản chất của đồng tiền đang được sử dụng để từ đó có thể nắm giữ chúng như một công cụ
phục vụ cho ý muốn của con người.
I.1. Chức năng của tiền
Tiền có 3 chức năng cơ bản thông dụng, đó là chức năng làm phương tiện trao đổi, phương
tiện cất giữ giá trị, phương tiện thanh toán.
a) Phương tiện trao đổi
Ý nghĩa của chức năng này là tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mua bán hàng
hóa. Đây là chức năng cơ bản nhất mà chúng ta đã dùng nó để đưa ra khái niệm về tiền.
Muốn trở thành một phương tiện trao đổi tốt thì hệ thống tiền tệ phải đủ cỡ: lớn, vừa và
nhở theo tỷ lệ phù hợp với cơ cấu kinh tế. Nếu nền kinh tế có nhiều loại hàng hóa có giá trị
thấp nhưng lại thiếu tiền lẻ thì sẽ gây khó khăn trong việc trong việc lưu thông hàng hóa.
Ngược lại, nếu nền kinh tế có nhiều loại hàng hóa có giá trị cao nhưng lại có ít tiền lẻ thì việc
di chuyển tiền bạc rất cồng kềnh, bất tiện.
Ví dụ ở Việt Nam, cuộc đổi tiền ngày 10/9/1985 với tờ giấy 50 đồng có giá trị lớn nhất
đã không thể chi tiêu được vì thiếu tiền lẻ. Lúc đó dân chúng đã tự hạn chế các cuộc giao dịch
nhỏ mà họ thấy không cần thiết lắm, làm thiệt hại cho sản xuất. Dưới thời Pháp thuộc, trước
năm 1945 cũng có hiện tượng thiếu tiền lẻ, dân chúng phải xé đôi tờ giấy bạc để trao đổi hàng
hóa.
Ngoài ra, nếu như đồng tiền bị mất giá trầm trọng thì cũng khó thực hiện chức năng
phương tiện trao đổi. Lúc đó mọi người không muốn bán hàng hóa để lấy những đồng tiền vô
giá trị. Cơ chế hàng đổi hàng lại xuất hiện trở lại. Nói cách khác, người ta không muốn dùng
đồng tiền đó để làm trung gian cho trao đổi hàng hóa. Điều này đã từng xảy ra ở nước Đức
vào năm 1923. khi tỷ lệ lạm phát lên đến 10 tỷ phần trăm!
b) Chức năng làm phương tiện cất trữ giá trị
Khi cất trữ một lượng tiền thì trong điều kiện giá cả không thay đổi, cũng có ý nghĩa là cất
trữ một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. Vì vậy người ta sẵn sàng cất trữ giá trị hàng
hóa dưới dạng tiền tệ, để khi nào cần sử dụng hàng hóa thì mới mua. Dùng tiền để cất trữ giá
trị thuận tiện hơn cất trữ hàng hóa rất nhiều, bởi vì nó gọn nhẹ, kín đáo, dễ lưu động và khó hư
hỏng hơn nhiều loại hàng hóa khác.
Tiền có thực hiện được chức năng cất trữ giá trị thì mới thực hiện được chức năng cơ bản
của nó là làm phương tiện trao đổi. Sẽ không còn giá trị gì cả. Vì vậy đây là chức năng làm
điều kiện cho chức năng thứ nhất.
Tuy nhiên , cần lưu ý rằng tiền không nhất thiết là tốt nhất. Còn nhiều loại hàng hóa khác
có thể cất trữ giá trị rất tốt, chẳng hạn như nhà cửa, đất đai, vàng bạc hay cả một bộ sưu tâp