Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN TRÁI pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN TRÁI
1. NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH.
Nhân giống bằng hột vẫn còn được áp dụng ở một số nước nhiệt đới và ở
nước ta, vì có những ưu điểm:
- Áp dụng cho những loại cây trồng không thể hoặc có nhiều trở ngại khi áp
dụng các biện pháp nhân giống vô tính thí dụ như: dừa, cao, đu đủ, …
- Dễ làm, nhanh nhiều và rẻ tiền, cây có tuổi thọ cao, ít đổ ngã do hệ thống
rễ mọc sâu, ít bị bệnh do virus (do bệnh thường ít lan truyền qua hột).
Tuy nhiên phương pháp nầy có những khuyết điểm:
- Cây lâu cho trái, thường không giữ được đặc tính của cây mẹ. Trong điều
kiện vùng canh tác có tầng đất trồng mỏng, mực nước ngầm cao, những giống
không chịu được ngập nước sẽ không phát triển tốt khi trồng bằng hột.
Khi nhân giống bằng hột cần lưu ý các yêu cầu sau:
- Chọn trái để lấy hột từ cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, nên lấy
trái ở cây mẹ đã cho trái ổn định.
- Trái có hình dạng tốt như: To, đẹp, mọc ngoài ánh sáng, không sâu bệnh,
không dị hình và phải chín đầy đủ. Đối với một số loài như cam quýt chỉ chọn trái
già.
- Từ trái chọn những hột đều đặn, đầy chắc không lấy những hạt nổi trong
nước. Gieo hột càng nhanh càng tốt, tuy nhiên đối với một số loài cần có thời gian
chín sinh lý mới nẩy mầm như mảng cầu, cóc...
- Khi gieo hột cần cung cấp đủ ẩm, đối với những hạt cứng vỏ dầy, cần xử
lý như đập bể vỏ, mài mỏng vỏ hoặc xử lý với acid H2SO4, nhiệt độ cao... để hột
dễ hút nước nẩy mầm. Không gieo hột quá sâu, chặt, đất phải tơi xốp dễ thấm
thoát nước (nhiệt độ cần thiết để hột nẩy mầm khoảng 24 - 350C trong điều kiện
nhiệt đới).
- Sau khi hột nẩy mầm cần phải chăm sóc tốt cây con, cung cấp đầy đủ
nước, dinh dưỡng (có thể phun định kỳ đạm và kali hay các hợp chất dinh
dưỡng). Việc phòng ngừa sâu bệnh cần tiến hành kịp thời.
2. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
Là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay cho cây ăn trái, gồm có:
chiết cành, giâm cành, tháp cành, tháp mắt.
2.1. Phương pháp chiết cành
Là phương pháp dùng điều kiện ngoại cảnh thích hợp để giúp đở một bộ
phận của cây (thân, cành, rễ) tạo ra rê, hình thành một cá thể mới có thể sống độc
lập với cây mẹ.
Phương pháp nầy có những ưu điểm như:
- Dễ làm, cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ.
- Thời gian nhân giống nhanh (1-6 tháng), mau cho trái.
1