Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu CHƯƠNG 1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
437.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1117

Tài liệu CHƯƠNG 1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG 1

VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT

TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy

sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng

ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan

trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở

thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân ở Việt Nam. nuôi

trồng thủy sản không những là nhân tố đóng vai trò chính trong ngành thủy sản mà

còn đóng một số vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng tích

lũy vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhà nước, cung cấp nguyên liệu cho các

ngành công nghiệp và ngành y, dược, tạo việc làm cho lao động.

Với hơn 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng

ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, lại thêm hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cùng

với các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, nước ta có một tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy

sản với trên dưới 2 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.

Trong 15 năm gần đây 1990-2005 diện tích nuôi trồng thủy sản đã phát triển cả ba

vùng nước: lợ, mặn, ngọt, đang mở rộng ở nước lợ và vươn ra biển. Với tốc độ

nhanh bình quân tăng khoảng 4÷5% năm. Năm 1996 diện tích nuôi trồng thủy sản

chỉ đạt 585.000 ha trong đó có khoảng 270.000 ha diện tích nuôi nước lợ, mặn

nhưng đến năm 2005 đã sử dụng 959.900 ha để nuôi thủy sản.(đối tượng nuôi chủ

yếu là tôm với diện tích là 580.465 ha) Trong nuôi trồng thủy sản đối tượng nuôi

phong phú, hình thức nuôi đa dạng. Nhiều giống loài thủy sản nuôi đã trở thành

sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Nhiều hình thức nuôi như bán

thâm canh, thâm canh xuất hiện đã trở thành mô hình sản xuất tiên tiến, đã và đang

được mở rộng trong cả nước.

Tỉ lệ giữa đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản như sau: Năm 1991 khai

thác thủy sản đạt 714.253 tấn chiếm 67,2%; nuôi trồng thủy sản đạt 347.910 tấn

chiếm 32,8%. Năm 1995 khai thác thủy sản đạt 928.860 tấn chiếm 69,1%; nuôi

trồng thủy sản đạt 415.280 tấn chiếm 30,9 %. Năm 2000 khai thác thủy sản đạt

1.280.570 tấn chiếm 63,9 %; nuôi trồng thủy sản đạt 723.123 tấn chiếm 36,1%. Do

cơ cấu ngành thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào khai thác thủy sản nên dẫn đến việc

khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên và phá hoại nghiêm trọng đến nguồn sinh

vật ven biển cùng như trong nôi địa. Hậu quả của những việc làm trên đã dẫn đến

sản lượng khai thác giảm sút và các loại thủy sản kinh tế ngày càng cạn kiệt. Mặt

khác nguồn tài nguyên thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như:

các vùng nước sông ngòi, hồ ao trong đất liền, các vùng ven biển, bãi bồi, cửa

sông, rừng ngập mặn, vũng vịnh và các vùng ven đảo chưa được khai thác một

cách có hiệu quả. Suốt trong một thời gian dài, giữa cung và cầu các mặt hàng

1

thủy sản ở Việt Nam luôn mâu thuẫn sâu sắc. Người dân ở vùng thành thị lẫn nông

thôn vẫn trong tình trạng không đủ sản phẩm thủy sản để tiêu dùng.

Từ năm 1987 trở lại đây, do tình hình xã hội Việt Nam đang tiến hành cải

cách mở cửa mà ngành thủy sản Việt Nam đã áp dụng hàng loạt các phương án và

chính sách mới nhằm khích lệ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản dựa trên cơ sở

đã tổng kết và học tập những kinh nghiệm trong công tác thủy sản. Ngành thủy sản

đã lấy việc phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản làm chiến lược trọng điểm để

phát triển ngành thủy sản và làm giàu kinh tế nông thôn. Nghề nuôi trồng thủy sản

qua đó đã có được những sự phát triển vượt bậc và bước sang một thời kỳ lịch sử

phát triển mới. Cụ thể là năm 2005, tổng sản lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam

đạt 3.432.800 tấn, trong đó sản lượng sản phẩm khai thác thủy sản đạt 1.995.411

tấn (so với năm 2004 tăng 2,86%) và sản lượng sản phẩm nuôi trồng đạt 1.437.355

tấn (so với năm 2004 tăng 19,53%). Tỉ lệ giữa khai thác thủy sản và nuôi trồng

thủy sản là 58,1 % và 41,9 %. Hơn nữa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển với

mức độ tăng bình quân hàng năm khoảng 90.000 -100.000 tấn. Tỉ xuất tăng trưởng

hàng năm của ngành khai thác thủy sản rõ ràng đã thấp hơn so với tỉ xuất tăng

trưởng hàng năm của ngành nuôi trồng thủy sản. Việc này đánh dấu ngành thủy

Việt Nam đã bước vào một thời kỳ phát triển tốt.

Năm Tổng sản

lượng

Khai thác Nuôi trồng

Sản lượng Tỷ lệ % Sản lượng Tỷ lệ %

1991 1.062.163 714.253 67,2 347.910 32,8

1995 1.344.140 928.860 69,1 415.280 30,9

2000 2.003.693 1.280.570 63,9 723.123 36,1

2005 3.432.766 1.995.411 58,1 1.437.355 41,9

2006

2007

Thực tiễn đã chứng minh, nghề cá muốn có sự phát triển tốt phải dựa trên

tiền đề của nghề nuôi. Cho nên, cùng với sự gia tăng nhu cầu về lượng các sản

phẩm thủy sản, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế xã hội không

ngừng phát triển, nghề nuôi trồng thủy sản phải giữ vai trò chủ đạo đối với ngành

thủy sản.

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam thì đến

năm 2010 tổng sản lượng các sản phẩm thủy sản nuôi trồng thủy sản sẽ lên đến 2

triệu tấn, tăng tỉ trọng sản lượng ngành nuôi chiếm giữ trong tổng sản lượng các

mặt hàng thủy sản lên đến 50-60%. Ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phát huy được

vai trò to lớn của mình trong ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!