Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu CHƯƠNG 1 RỦI RO & CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ruûi ro vaø caùc phöông thöùc xöû lyù ruûi ro Trang
CH NG ƯƠ
1
R I RO & CÁC PH NG TH C X LÝ R I Ủ ƯƠ Ứ Ử Ủ
RO
1.1. MỞ ĐẦU
Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù
khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh chịu những tổn thất - hậu
quả do rủi ro, trong sự tác động của các nguy cơ đưa tới. Rủi ro, tổn thất nẩy sinh nhiều, nếu
không nói là rất nhiều làm cho các từ “rủi ro”, “nguy cơ", "tổn thất"... đã trở thành phổ biến
trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Tuy vậy, không phải vì vậy mà ai cũng có thể hiểu, cũng có
thể sử dụng các "từ" các "thuật ngữ" đó một cách chính xác mà không lẫn lộn giữa chúng với
nhau, đặc biệt, khi sử dụng các văn bản có liên quan đến lĩnh vực Bảo hiểm như Giấy chứng
nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm...cũng như khi cần thiết tiến hành khiếu nại bồi thường trước các
nhà bảo hiểm. Như vậy, để có thể tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu lĩnh vực bảo hiểm, để vận
dụng một cách chính xác phương thức bảo hiểm vào xử lý các rủi ro, bất trắc hàng ngày, nhất
thiết, trước tiên phải tìm hiểu các từ ngữ đó. Chúng được coi là những từ "khóa" mang tính dẫn
nhập vào "mảnh đất" của bảo hiểm, giúp cho mọi người hiểu thống nhất theo các hiểu đúng nhất
theo góc độ bảo hiểm. Các thuật ngữ mà chúng tôi lần lượt đề cập đến trong phần này là:
(1) Tổn thất; (2) Khả năng tổn thất;
(3) Rủi ro; (4) Mức độ rủi ro;
(5) Hiểm họa; (6) Nguy cơ.
1.2. TỔN THẤT
1.2.1. Khái niệm
Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của
chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng). Ví dụ: cháy một căn nhà do sét đánh, thiệt hại tính
mạng con người trong một vụ tàu trượt đường rầy, điều khiển xe vô tình gây tai nạn cho người
thứ ba khác... Yếu tố “không cố ý” rất quan trọng trong định nghĩa nầy. Một anh sinh viên tặng
cho bạn của mình một món quà nhân ngày sinh nhật của người bạn đó. Tất nhiên, vật phẩm làm
quà tặng (có thể rất quý, rất đắt) không còn thuộc sở hữu của sinh viên đó nữa. Nhưng không
phải vì vậy mà anh ta có thể cho mình đã bị tổn thất, bởi vì, việc mất quyền sở hữu đó không
phải do một sự cố bất ngờ mà là do sự "cố ý" của chính anh ta. Sự thiệt hại một đối tượng có thể
phát sinh do một sự cố mất mát (dẫn đến mất quyền sở hữu một khoản giá trị), cũng có thể từ
một sự cố gây hư hại cho chính đối tượng (hủy hoại vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng,
đồng thời giảm giá trị của đối tượng bị gây hại).
1.2.2. Phân loại tổn thất
Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại
a. Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản do không cố ý, phát sinh từ một
sự cố bất ngờ.