Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
878.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1335

Sửa bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN ANH

SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----***-----

NGUYỄN TUẤN ANH

SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình riêng của tôi. Các số liệu,

tài liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa

được công bố ở công trình khác.

Tác giả

Nguyễn Tuấn Anh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BAST : Bản án sơ thẩm

BAPT : Bản án phúc thẩm

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

HSST : Hình sự sơ thẩm

HSPT : Hình sự phúc thẩm

HĐXX : Hội đồng xét xử

TACST : Tòa án cấp sơ thẩm

TACPT : Tòa án cấp phúc thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TNHS : Trách nhiệm hình sự

XXST : Xét xử sơ thẩm

XXPT : Xét xử phúc thẩm

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1. Phụ lục 1: Bảng số liệu thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của ngành Tòa án

nhân dân giai đoạn 2008 – 2012.

2. Phụ lục 1A: Biểu đồ thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của ngành Tòa án nhân

dân giai đoạn 2008 – 2012.

3. Phụ lục 2: Bảng số liệu thụ lý, giải quyết phúc thẩm các vụ án hình sự của ngành

Tòa án nhân dân giai đoạn 2008 – 2012.

4. Phụ lục 2A: Biểu đồ thụ lý, giải quyết phúc thẩm các vụ án hình sự của ngành

Tòa án nhân dân giai đoạn 2008 – 2012.

5. Phụ lục 3: Bảng số liệu sửa bản án hình sự sơ thẩm của ngành Tòa án nhân dân

giai đoạn 2008 – 2012.

6. Phụ lục 3A: Biểu đồ sửa bản án hình sự sơ thẩm của ngành Tòa án nhân dân giai

đoạn 2008 – 2012.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ……….…………………………………………………….….………. 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬA BẢN ÁN SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM …….....…..….………... 7

1.1 Khái niệm sửa bản án hình sự sơ thẩm ..…………....…….………… 7

1.2 Quyền sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm …... 10

1.3 Mục đích, ý nghĩa của việc sửa bản án hình sự sơ thẩm .……...…... 15

1.4 Căn cứ sửa bản án hình sự sơ thẩm…………..…………...…………. 18

1.5 Tổng quan pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành về quy định sửa bản án

sơ thẩm …………………….………...…………...……………….. 19

Kết luận Chương 1 .........………………...………...…………………. 25

Chương 2 CÁC TRƯỜNG HỢP SỬA BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM THEO

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003.. ..... 26

2.1 Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo kháng cáo

hoặc bị kháng cáo, kháng nghị……… .….……………….……... 27

2.2 Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo

không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị …… ....….. 43

2.3 Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo bị

kháng cáo, kháng nghị theo hướng không có lợi……………........ … 44

2.4 Sửa bản án hình sự sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo bị

kháng cáo, kháng nghị theo hướng không có lợi................................. 46

2.5 Sửa bản án hình sự sơ thẩm không phụ thuộc vào kháng cáo, kháng

nghị ...…………………………………………..……….….…... 48

Kết luận Chương 2……………………..……………………………... 50

Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ SỬA BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA

NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN

NGHỊ ……..…………………………………………...………..……... 51

3.1 Thực trạng về sửa bản án hình sự sơ thẩm của ngành Tòa án nhân

dân .…………..………………………………………….…………….. 51

3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập khi thực hiện quy định của

pháp luật tố tụng hình sự về sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án

cấp phúc thẩm.......…………..…………….…...…….……….. 66

3.3 Các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền sửa

bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm ..….…………… 71

Kết luận Chương 3 …..………..…… .…… .…… …………………... 76

KẾT LUẬN …………………………………….……………………………………. 77

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đẩy mạnh xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì

vậy, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước là một trong những

yêu cầu quan trọng, trong đó đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu của Nghị

quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về “Một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020” là vấn đề cấp bách đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính

trị nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng mà trong đó có vị trí và vai trò quan

trọng của ngành Tòa án nhân dân.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp, trong những

năm qua các Tòa án nhân dân trong cả nước có những nỗ lực, phấn đấu rất lớn, mặc

dù số lượng các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh

thương mại, hành chính phải thụ lý hàng năm luôn có chiều hướng gia tăng nhưng

tốc độ và chất lượng giải quyết cũng đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là trong

công tác xét xử các vụ án hình sự thì hầu hết các phán quyết đều đảm bảo đúng

người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm và cũng không

xét xử oan người không có tội, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, hoạt động xét xử các vụ án hình sự vẫn

chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra, còn có rất nhiều bản án sơ thẩm bị Tòa án

cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa và cũng có nhiều bản án của Tòa án cấp dưới bị Tòa

án nhân dân tối cao tuyên hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Do đó một

trong những giải pháp đặt ra để khắc phục tình trạng này chính là từng cấp xét xử

phải đảm bảo xét xử vụ án đúng cả về pháp luật nội dung và tố tụng bao gồm việc

phải thực hiện chính xác phạm vi, thẩm quyền mà pháp luật cho phép. Cũng chính

vì lẽ đó nên việc thực hiện các quyền: giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ

thẩm hay hủy bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử vụ án hình sự có

ý nghĩa, tác động rất quan trọng đến quá trình tố tụng hình sự, luôn được đòi hỏi

phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.

Mỗi quyết định về hủy bản án hay sửa bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cấp

phúc thẩm đều có ý nghĩa, tác động quan trọng riêng đến quá trình giải quyết vụ án.

Nếu như việc hủy bản án chủ yếu là nhằm tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố

tụng ở cấp sơ thẩm khắc phục những vi phạm pháp luật nghiêm trọng để điều tra,

xét xử lại hoặc chỉ để xét xử lại đúng đắn vụ án (trừ hủy và đình chỉ), thì sửa bản án

sơ thẩm chính là việc Tòa án cấp phúc thẩm phải khắc phục hạn chế, thiếu sót trong

việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc do có những tình tiết mới phát

sinh liên quan đến việc giải quyết vụ án sau khi xét xử sơ thẩm.

2

Nếu đánh giá sửa bản án hình sự sơ thẩm ở góc độ liên hệ cùng với hiệu lực

thi hành của bản án mới có thể thấy hết được tầm quan trọng trong sự tác động của

sửa bản án đến quá trình giải quyết vụ án. Bởi vì, quyết định sửa bản án dù đúng

hay không đúng thì bản án phúc thẩm cũng phải có hiệu lực pháp luật, bị cáo và các

đương sự không còn quyền kháng cáo nữa, họ chỉ có quyền thông báo (khiếu nại)

đến người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái

thẩm. Tuy nhiên không phải bị cáo, đương sự nào cũng biết về thủ tục giám đốc

thẩm và tái thẩm hoặc có đủ trình độ để phát hiện những vi phạm pháp luật trong

các bản án của Tòa án. Mặt khác, trình tự, thủ tục để kháng nghị và giải quyết giám

đốc thẩm, tái thẩm phải qua nhiều giai đoạn và thường là rất lâu.

Trong thực tiễn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, Tòa án ra phán quyết để sửa

bản án sơ thẩm thường khó hơn là ra phán quyết để hủy bản án sơ thẩm. Bởi vì, có

khi chỉ cần phát hiện vụ án có vi phạm nghiêm trọng thuộc trường hợp phải hủy bản

án thì Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy mà có thể không cần xem xét đến các

vấn đề khác của vụ án. Trong khi đó, khi xem xét để sửa bản án sơ thẩm, Tòa án

cấp phúc thẩm phải xem xét đến rất nhiều vấn đề khác trong vụ án, chẳng hạn như

để cân nhắc xem có giảm hình phạt theo yêu cầu kháng cáo của bị cáo hay không

Tòa án cấp phúc thẩm phải đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà bị

cáo gây ra, điều khoản mà cấp sơ thẩm đã áp dụng cho bị cáo, nhân thân bị cáo, cân

nhắc giữa các tình tiết giảm nhẹ với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, vấn

đề bồi thường thiệt hại... Nếu giảm hình phạt thì giảm ở mức nào, giảm trong cùng

một khoản mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng hay chuyển sang khoản khác nhẹ hơn,

nếu vụ án có đồng phạm thì việc giảm hình phạt của một bị cáo có tạo nên sự chênh

lệch so với các bị cáo khác hay không v.v... Vì vậy, có thể thấy được rằng sửa bản

án hình sự sơ thẩm là vấn đề rất phức tạp, để thực hiện đúng đòi hỏi Tòa án cấp

phúc thẩm mà cụ thể là Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

phải hiểu biết sâu, rộng về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị và nghiệp

vụ.

Mặc dù vấn đề sửa bản án hình sự sơ thẩm là rất quan trọng, nhưng quy định

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật

đối với vấn đề này vẫn chưa thật sự phù hợp, không đồng bộ, nhất là quy định sửa

bản án trong một số trường hợp cụ thể vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng. Ngoài

ra, các chế định khác của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự áp dụng để

sửa bản án cũng còn nhiều bất cập, chẳng hạn như chế định về kháng cáo, kháng

nghị, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, về xử lý vật chứng, về án phí v.v... Do

quy định của pháp luật về sửa bản án hình sự sơ thẩm còn chưa thật sự hoàn thiện,

nên đã tạo ra không ít khó khăn, lúng túng cho Tòa án cấp phúc thẩm khi áp dụng

và trong một số ít trường hợp là kẽ hở gây ra nhũng nhiễu, tiêu cực.

3

Sửa bản án hình sự sơ thẩm là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ là một

trong những cơ sở để đánh giá tính thực tiễn của pháp luật tố tụng hình sự mà còn là

tiêu chí để đánh giá chất lượng xét xử của ngành Tòa án nhân dân, hiệu quả về mặt

chính trị, xã hội trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.

Tất cả những vấn đề trên đây là lý do mà Tác giả chọn đề tài “Sửa bản án sơ

thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Sửa bản án hình sự sơ thẩm là một vấn đề thu hút sự quan tâm của không ít

các nhà nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn. Song, cách tiếp cận

được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Có thể giới thiệu một số công trình nghiên

cứu tiêu biểu như:

- Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng hoạt động xét xử phúc

thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm của

các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao” (2006) của Tòa án nhân dân tối cao.

Trong công trình này ngoài việc nghiên cứu làm rõ một số qui định của pháp luật tố

tụng, các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động, chất lượng, hiệu quả xét

xử phúc thẩm của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và từ đó đưa ra một

số giải pháp.

- Ở cấp độ tiến sĩ, đã có các Luận án “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự

Việt Nam” (2008) của tác giả Lê Tiến Châu nghiên cứu toàn diện về chức năng xét

xử nói chung trong tố tụng hình sự, trong đó đề cập một số vấn đề về chức năng xét

xử trong xét xử phúc thẩm; Luận án “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của

Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” (2003) của tác giả Lê Xuân Thân, trong đó

có phân tích về thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án cấp phúc thẩm; Luận án

“Phúc thẩm trong tố tụng hình sự” (2004) của tác giả Nguyễn Đức Mai nghiên cứu

một cách toàn diện về phúc thẩm trong tố tụng hình sự nói chung; Luận án “Thẩm

quyền của các cấp Tòa án trong tố tụng hình sự” (2002) của tác giả Nguyễn Văn

Huyên có đề cập một số nội dung về quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm.

- Ở cấp độ thạc sĩ, đã có các Luận văn “Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm

quyền của Tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” (2007)

của tác giả Bùi Ngọc Hòa nghiên cứu về phạm vi xét xử và thẩm quyền xét xử của

Tòa án cấp phúc thẩm; Luận văn “Thủ tục xét xử phúc thẩm theo luật tố tụng hình

sự Việt Nam” (1998) của tác giả Nguyễn Gia Cương; Luận văn “Giai đoạn xét xử

phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”

(2001) của tác giả Huỳnh Lập Thành; Luận văn “Quyền hạn của Tòa án cấp phúc

thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Pháp; Luận văn

“Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt

Nam” của tác giả Ngô Mạnh Cường… có những nội dung phân tích các qui định

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!