Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng không có lợi cho bị cáo về phần hình sự của toà án cấp phúc thẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 43
TS. Vò Gia L©m *
hi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà
bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị, toà án cấp
phúc thẩm có các quyền hạn được quy định
tại khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS), trong đó có quyền sửa bản
án sơ thẩm.
(1)
Quyền sửa bản án sơ thẩm của toà án
cấp phúc thẩm (thực chất là quyền của hội
đồng xét xử phúc thẩm) là sự can thiệp trực
tiếp vào bản án sơ thẩm, làm thay đổi nội
dung của bản án này theo hướng có lợi hoặc
không có lợi cho bị cáo. Quyền sửa bản án
sơ thẩm của hội đồng xét xử (HĐXX) phúc
thẩm được cụ thể hoá tại Điều 249 BLTTHS,
bao gồm quyền sửa bản án sơ thẩm theo
hướng có lợi hoặc hướng không có lợi cho
bị cáo ở cả phần quyết định về hình sự và
phần quyết định về dân sự của bản án.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ
nêu ý kiến về quyền sửa bản án sơ thẩm
theo hướng không có lợi cho bị cáo về phần
quyết định hình sự của bản án sơ thẩm được
quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS.
Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất nhằm
tiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTHS
về vấn đề này.
Khoản 3 Điều 249 BLTTHS quy định:
Trong trường hợp viện kiểm sát kháng nghị
hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì toà
án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp
dụng điều khoản Bộ luật hình sự (BLHS) về
tội nặng hơn... Theo quan điểm của chúng
tôi, quy định này nếu đặt trong mối quan hệ
với các quy định khác của BLTTHS cũng
như với thực tiễn xét xử phúc thẩm hiện nay
vẫn còn có một số điểm chưa hợp lí.
Thứ nhất, quy định này chưa đảm bảo tối
đa hiệu lực của quyền kháng cáo đối với bản
án của toà án cấp sơ thẩm theo hướng không
có lợi cho bị cáo. Nghiên cứu các quy định
về kháng cáo phúc thẩm, mối liên quan giữa
quyền kháng cáo với quyền hạn của HĐXX
phúc thẩm, có thể nhận thấy sự không thống
nhất giữa các quy định về quyền kháng cáo,
giới hạn quyền kháng cáo của người bị hại,
người đại diện hợp pháp của người bị hại
(đại diện theo pháp luật). Đoạn 1 Điều 231
BLTTHS quy định: “… người bị hại, người
đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng
cáo bản án, quyết định của toà án”. Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao số 05/2005/NQ-HĐTP
ngày 8/12/2005 hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại Phần thứ 4 “Xét xử phúc
thẩm” của BLTTHS năm 2003 đã hướng
dẫn về Điều 231 BLTTHS tại tiểu mục 1.3
mục 1 phần I như sau:
K
* Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội