Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự tương tác hành vi ngôn ngữ qua lời thoại trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường.
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
620.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1116

Sự tương tác hành vi ngôn ngữ qua lời thoại trong tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

TĂNG THỊ NGỌC THÚY

Sự tương tác hành vi ngôn ngữ qua lời thoại

trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

của Nguyễn Khắc Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta biết giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con người với con

người trong xã hội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là

phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc

dạng viết, tuy nhiên dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Trong giao tiếp dạng nói thì

hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến. Như vậy hội thoại là hoạt động giao tiếp

cơ bản của ngôn ngữ. Trong tác phẩm văn học, các nhà văn thường vận dụng lời

ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện qua lời thoại nhân vật góp phần làm cho tác phẩm

chân thật và sinh động hơn.

Văn học Việt Nam sau 1975 có sự đổi mới về tư duy nghệ thuật và được thể

hiện rõ qua tiểu thuyết. Tiểu thuyết có chuyển biến đa dạng tập trung phản ánh

hiện thực đời thường. Nguyễn Khắc Trường là một trong số ít tác giả đặt những

bước chân đầu tiên để lại dấu ấn trong lòng người đọc với Mảnh đất lắm người

nhiều ma. Tác giả đã đưa vào trong tác phẩm một hệ thống nhân vật để phản ánh

hiện thực cuộc sống nông thôn sau đổi mới. Sau khi ra đời tác phẩm được nhiều

người biết đến và được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chuyển thể thành phim

truyền hình Đất và người.

3

Để nhận ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, không có gì

thú vị hơn là tìm hiểu hệ thống nhân vật, đặc biệt là lời thoại nhân vật. Nghiên

cứu vấn đề tương tác hành vi ngôn ngữ qua lời thoại trong tiểu thuyết Mảnh đất

lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là việc làm cần thiết. Nó không

chỉ giúp chúng ta tiếp cận một vấn đề khoa học hết sức lý thú mà còn khẳng định

tài năng của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.

Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Sự tương tác hành vi ngôn ngữ qua lời thoại

trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” để

làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề

- Trên phương diện ngôn ngữ

Trên thế giới đã từ lâu, ngữ dụng học phát triển một cách mạnh mẽ và ngày càng

có vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Ngữ dụng học được các nhà ngôn ngữ học

nước ngoài xây dựng, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu đó, một số nhà ngôn

ngữ trong nước đã trình bày lại và vận dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt.

Chúng ta phải kể đến các tác giả đầu ngành như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức

Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo với những công trình nghiên cứu về các

phương diện liên quan đến ngành ngữ dụng học.

Ở vấn đề này, trước hết phải kể đến tác giả Đỗ Hữu Châu. Ông có các công

trình tiêu biểu về ngữ dụng học như: “Cơ sở ngữ dụng học” (2003), “Đại cương

ngôn ngữ học” (2006), “Giáo trình ngữ dụng học” (2007). Các vấn đề về lý

thuyết hội thoại, vận động hội thoại, quy tắc hội thoại, cấu trúc hội thoại được tác

4

giả Đỗ Hữu Châu trình bày một cách có hệ thống, đầy đủ, giúp cho người đọc có

những cách tiếp cận mới đối với một lĩnh vực vừa mới vừa khó. Trong cuốn Đại

cương ngôn ngữ học, tập hai, nội dung đầu tiên Đỗ Hữu Châu trình bày là vận

động hội thoại, ông cho rằng trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động

chủ yếu: trao lời, đáp lời, và tương tác. Theo ông, quy tắc, cấu trúc, chức năng

trong hội thoại đều do ba vận động tương tác này mà có. Cùng với ba vận động

hội thoại, Đỗ Hữu Châu còn trình bày quy tắc hội thoại và cấu trúc hội thoại.

Theo Đỗ Hữu Châu, quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích phục vụ cho sự phát

triển nội dung cuộc thoại. Quy tắc luân phiên lượt lời có vận hành tốt thì hội thoại

mới có kết quả. Còn quy tắc điều hành nội dung của cuộc thoại có chức năng điều

hành nội dung của hội thoại.

Trong cuốn Ngữ dụng học, tập một, (1998) Nguyễn Đức Dân đã trình bày các

vấn đề lý luận chung và đưa ra các ví dụ phục vụ cho phần lý thuyết. Đặc biệt là

trong phần hành vi ngôn ngữ và hội thoại, ông trình bày một cách chi tiết các vấn

đề như các loại hành vi ngôn ngữ, hành vi tại lời trực tiếp, hành vi tại lời gián

tiếp, những vấn đề đại cương về hội thoại, cấu trúc hội thoại, nguyên lý hội thoại

và phép lịch sự. Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến cấu trúc hội thoại với các thành

tố: lượt lời, mở thoại, cặp thoại; trong lượt lời có sự phân biệt giữa tranh lời với

trao lời đã giúp chúng tôi có hướng tiếp cận sâu sắc hơn.

Ngoài ra phải kể đến những công trình của các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp

với cuốn Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình ngữ

dụng học (2008), 777 khái niệm ngôn ngữ học (2010). Trong cuốn sách Dụng học

Việt ngữ tác giả viết rất kĩ về Lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại.

Ở Lí thuyết hành động ngôn từ tác giả trình bày về sự ra đời của Lí thuyết hành

động ngôn từ, các hành động ngôn từ và chú ý các kiểu hành động ngoài lời. Về

5

lí thuyết hội thoại tác giả Nguyễn Thiện Giáp trình bày rất kĩ về các mặt nhất là

về các yếu tố cấu trúc của hội thoại. Có thể thấy qua cuốn sách “Ngữ pháp chức

năng tiếng Việt” (2000) và “Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng” (2006), tác

giả Cao Xuân Hạo đã trình bày một cách cụ thể các mô hình lý thuyết ba bình

diện trong ngôn ngữ học hiện đại: kết học, nghĩa học và dụng pháp, trong đó

dụng pháp được chú ý nhiều nhất. Theo tác giả bình diện này cũng thuộc một mặt

nội dung câu biểu đạt, nó gồm có tất cả những gì hiện rõ khi câu được nói ra do

một người cụ thể trong một tình huống cụ thể, hay được đặt trong một văn cảnh

nhất định. Và theo hướng tiếp cận này đã gợi cho chúng tôi phân chia kiểu hành

vi ngôn ngữ trực tiếp và hình vi ngôn ngữ gián tiếp mang nhiều nghĩa khác nhau

khi được đặt trong sự tương tác.

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên là người tiếp thu làm rõ hơn về lí thuyết hội thoại và

hành động ngôn ngữ, điều này thể hiện qua cuốn Giáo trình Ngữ dụng học, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, trong công trình Ngữ nghĩa lời hội thoại tác

giả cũng đã cung cấp một số kiến thức về vấn đề hội thoại. Đây là những vấn đề

có tính chất cốt lõi để đi vào tìm hiểu hội thoại. Đặc biệt tác giả đi sâu vào vấn đề

trọng tâm là ngữ nghĩa lời hội thoại. Ngữ nghĩa lời hội thoại với những yếu tố cơ

bản cấu thành lời hội thoại. Cách tiếp cận của tác giả là cơ sở để chúng tôi có

cách phân chia ngữ nghĩa lời trao - đáp trong sự tương tác hội thoại một cách

phù hợp nhất.

Chúng tôi còn nhận thấy tác giả Nguyễn Thị Lương đã trình bày khá đầy đủ các

loại hành vi ngôn ngữ. Trong cuốn Câu tiếng Việt tác giả cũng cho rằng hành vi

ngôn ngữ có 2 loại: hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp.

Tác giả cho rằng hành vi ngôn ngữ trực tiếp có các kiểu câu: câu trần thuật, câu

6

nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu phủ định. Còn hành vi gián tiếp thì có

nhiều kiểu câu khác nhau:

hỏi – ra lệnh, hỏi – khuyên, hỏi – mời, trần thuật – hứa hẹn. Cách phân chia của

tác giả khá cụ thể đó là định hướng để chúng tôi tiếp cận đề tài nghiên cứu.

Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, khi bàn về hội thoại và các

hành vi ngôn ngữ còn có nhiều bài viết liên quan của các tác giả Nguyễn Thị

Thìn, Diệp Quang Ban đã cung cấp khái niệm về hội thoại, cặp thoại, ngữ cảnh

giao tiếp, hành vi ngôn ngữ. Trên Tạp chí Ngôn ngữ có những bài viết về hành vi

ngôn ngữ gián tiếp của các tác giả Lê Thị Thu Hoài, Đào Thanh Lan.

Gần đây có nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng

đã đi vào giải quyết các vấn đề riêng lẻ về hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm văn

học như: Đối thoại nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 của tác

giả Phạm Thị Huế, tác giả Hoàng Minh Nguyệt với Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

trong hội thoại qua truyện ngắn Nam Cao, tác giả Bùi Minh Toan với Hành vi

ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại qua truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Hay

Đặc trưng ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao của Vũ Thị Hạnh. Tác

giả Dương Thị Thanh Huyền với Đặc trưng ngôn ngữ hội thoại trong tiểu thuyết

Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Phạm Thị Hồng với Tìm hiểu đặc điểm ngữ

nghĩa lời đáp nghi vấn trong quan hệ với lời trao hình thức không nghi vấn…

Nhìn chung các nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu và đưa ra nhiều vấn đề về hội

thoại và hành vi ngôn ngữ. Tuy có trình bày khác nhau về lí thuyết hội thoại và

hành vi ngôn ngữ nhưng nhìn chung về cơ bản có điểm tương đồng. Như vậy,

qua các công trình được trình bày ở trên đã cho thấy hành vi ngôn ngữ và lý

thuyết hội thoại thực sự là mảnh đất màu mỡ được các nhà ngôn ngữ học quan

tâm. Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đã đi vào nghiên cứu các khía cạnh

7

của hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương nhưng chúng tôi nhận thấy đề

tài sự tương tác về hành vi ngôn ngữ qua lời thoại trong tác phẩm Mảnh đất lắm

người nhiều ma thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.

- Trên phương diện phê bình văn học:

Từ lâu, Nguyễn Khắc Trường được giới nghiên cứu chú ý bởi nét riêng

của nhà văn mang phẩm chất người lính. Nhà văn sớm định hình cho mình một

nét riêng, ngày càng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật.

Có một số công trình nghiên cứu về văn chương của Nguyễn Khắc

Trường. Tuy nhiên, hầu như công trình nào cũng nghiên cứu truyện ngắn của

Nguyễn Khắc Trường từ góc độ lí luận văn học. Trong cuốn sách Tinh tuyển văn

học Việt Nam, tập 8 Văn học giai đoạn 1945 -2000 do giáo sư Trần Đình Sử chủ

biên có bài viết của tác giả Phạm Xuân Nguyên. Ông cho rằng “Có những nhà

văn vào nghề bằng một tác phẩm để đời và tất cả những cái viết về sau đều nhạt

nhòa không vượt hơn cái đã đạt được. Lại có những nhà văn đi hết nghề bỗng

chợt thấy đời mình chưa có gì rồi chợt như được tổ nghề ban cho một tác phẩm

làm vẻ vang tên mình. Nguyễn Khắc Trường thuộc loại thứ hai, không dưng mà

khi xuất bản tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ông lại lấy tên khai sinh

của mình, rũ bỏ cái bút danh Thao Trường đã gắn bó với nhiều tác phẩm trước

đó của ông. Nhìn rộng ra trường hợp Nguyễn Khắc Trường có tính đại diện cho

một số nhà văn đã có quá trình sáng tác từ trước nhưng vào thời đại mới khi nhà

văn về lại chính mình sục vào những điều đã day dứt ám ảnh dằn vặt đeo đẳng

suốt đời mình thì những trang viết bỗng có sinh khí, có sức nặng, neo được trong

lòng người đọc cùng những nghĩ suy trăn trở. Ở bề sau, bề sâu câu chữ, về mặt

này Nguyễn Khắc Trường còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác, ông tìm

được chính mình”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!