Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Sự phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2013
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TRUNG HIẾU
SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở
CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI GIAI ĐOẠN 1995 - 2013
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ HỒNG ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa phát
triển thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi giai đoạn
1995 – 2013. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm một bằng chứng khoa học
định lượng giúp cho các quốc gia có một cái nhìn tổng quát hơn về vai trò của thị
trường tài chính đối với quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Trên cơ sở các lý thuyết
nền tảng cũng như các nghiên cứu định lượng đã được thực hiện về mối quan hệ giữa
thị trường tài chính với tăng trưởng kinh tế, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng
cho nghiên cứu này. Các phương pháp kinh tế lượng khác nhau, bao gồm phương pháp
bình phương bé nhất (OLS), phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp tác
động ngẫu nhiên (REM) đã được sử dụng trên mẫu nghiên cứu bao gồm 22 quốc gia
mới nổi theo phân loại của các Tổ chức kinh tế Thế giới như: Ngân hàng thế giới, Quỹ
tiền tệ thế giới, The Economist, Morgan Stanley Capital International (MSCI). Thông
qua kiểm định lựa chọn giữa các mô hình, kết quả cho thấy phương pháp FEM là lựa
chọn tối ưu nhất so với hai phương pháp còn lại, tác giả cũng đã tiến hành kiểm tra
hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình và kiểm soát, khắc phục hiện
tượng này bằng phương pháp Panel EGLS (Cross-section weights) để đảm bảo tính
chính xác và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.
Thông qua kết quả ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định hệ số hồi quy đã
xác định được năm yếu tố tài chính có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế:
(i) Tỷ lệ nợ thanh khoản trên GDP; (ii) Tỷ lệ tín dụng cá nhân trên GDP; (iii) Tỷ lệ
tiền gửi tại hệ thống tài chính trên GDP; (iv) Tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng thương mại
trong tổng số tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng trên GDP; và (v) Tỷ lệ vốn hóa thị
trường chứng khoán trên GDP. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này ủng hộ quan điểm
cho rằng sự phát triển của thị trường tài chính có tác động tích cực đối với tăng trưởng
kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi thông qua việc phân bổ nguồn vốn và đẩy nhanh quá
trình đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tác động
tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vấn đề đầu tư cho giáo
dục là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định, có ảnh hưởng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang iv
Dựa trên kết quả của nghiên cứu này và một số nghiên cứu trước, các hàm ý
chính sách được đưa ra nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, góp
phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, để gia tăng hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tài chính, bốn chính sách quan trọng cần phải được thực hiện một cách
nhất quán. Thứ nhất là cần hoàn thiện cơ chế thị trường và hệ thống pháp luật. Thứ hai
là cần phải có chính sách phát triển đồng bộ thị trường tài chính, trung gian tài chính
và các tổ chức tài chính. Thứ ba là cần tập trung hỗ trợ và giám sát hoạt động của hệ
thống tài chính thông qua các quy định về giám sát. Thứ tư là cần đầu tư và áp dụng
công nghệ hiện đại vào hoạt động tài chính.
Hơn thế nữa, kết quả của nghiên cứu này còn mở ra một hướng nghiên cứu mới
về sự khác biệt giữa cấu trúc tài chính tại các nhóm quốc gia trong thời gian tới.
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................4
1.7. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................5
1.8. Kết cấu của nghiên cứu.........................................................................................5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................6
2.1. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................6
2.1.1. Thị trường tài chính........................................................................................6
2.1.2. Phát triển thị trường tài chính........................................................................7
2.1.3. Vai trò của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ............................8
2.2. Các nghiên cứu trước ..........................................................................................16
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................22
3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu....................................................23
3.2.1. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).................................................24
3.2.2. Phương pháp tác động cố định (FEM).........................................................25
3.2.3. Phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM)...................................................26
3.2.4. Kiểm định lựa chọn mô hình.........................................................................27
3.2.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..............................................................28
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang vi
3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................28
3.3.1. Các chỉ số đo lường sự phát triển tài chính. ................................................29
3.3.2. Các yếu tố quyết định tăng trưởng. ..............................................................32
3.4. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................38
4.1. Tổng quan về các nền kinh tế mới nổi. ...............................................................38
4.2. Tổng quan kết quả mẫu nghiên cứu. ...................................................................43
4.2.1. Phân tích chung các chỉ số nghiên cứu. .......................................................43
4.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính.......................................................................44
4.3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................47
4.3.1. Kết quả mô hình nghiên cứu.........................................................................47
4.3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................55
4.3.3. Ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đối với tăng trưởng .............................56
4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố quyết định tăng trưởng.......................................58
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................60
5.1. Kết luận ...............................................................................................................60
5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................61
5.3. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.................................................63
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................66
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................71
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................73
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................77
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................78
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................86
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................................90
PHỤ LỤC 7 ...................................................................................................................95
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính .............................7
Hình 2.2. Vai trò của phát triển thị trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ......15
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu.........................................................................23
Hình 4.1. GDP bình quân đầu người ở các nhóm quốc gia ........................................39
Hình 4.2. Chỉ số tài chính của các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2013..........40
Hình 4.3. Chỉ số kinh tế của các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2013.............42
Hình 4.4. Chỉ số tài chính phân theo nhóm quốc gia..................................................44
Hình 4.5. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình thấp ..............................................45
Hình 4.6. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình cao................................................46
Hình 4.7. Các chỉ số tài chính ở nhóm các quốc gia có thu nhập
bình quân đầu người ở mức cao .................................................................47
Hình 5.1. Các chỉ số tài chính của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2013 .........................63
TRẦN TRUNG HIẾU Lớp: ME06A
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ...............35
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến.................................................................43
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến.....................................................48
Bảng 4.3. Kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp...................................50
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy của năm mô hình..............................................................51
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi............................................52
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy hiệu chỉnh sau khi khắc phục hiện tượng
phương sai sai số thay đổi ..........................................................................54
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê .................................56